Theo ông Trần Thái Nghiêm, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Cần Thơ, cho biết hiện nay, giá phân bón tăng cao trong khi giá nông sản giảm ảnh hưởng đến tâm lý sản xuất, đầu tư của bà con. 

Doanh nghiệp phân bón "kêu" giá phân bón tăng "không khác được"

Giá phân bón sản xuất trong nước tính đến ngày 8/8/2021 đã tăng rất cao so với tháng tháng đầu năm 2021, thậm chí có loại tăng hơn 80%.

ông Trần Thái Nghiêm nói.

Số liệu tổng hợp từ thị trường của Bộ NN&PTNT cho thấy, giá phân bón sản xuất trong nước tính đến ngày 8/8/2021 đã tăng rất cao so với tháng tháng đầu năm 2021, thậm chí có loại tăng hơn 80%.

Điều đáng nói, trong 6 tháng đầu năm 2021, sản xuất phân bón trong nước tăng 5% so với cùng kỳ năm trước, số lượng phân bón nhập khẩu cũng tăng khoảng 6% trong khi nhu cầu sử dụng không tăng, thậm chí giảm. Như vậy, không có chuyện cung cầu đứt gãy khiến giá phân bón tăng cao.

Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Hoàng Văn Cường, Giám đốc Công ty CPSX & TMTH Cường Phát lý giải, nhà máy sản xuất phân bón Sao Nông cho biết, giá phân bón tăng cao là do các nguyên liệu đầu vào sản xuất phân bón của thế giới tăng rất cao.

Theo doanh nghiệp, do một thời gian dài giá phân bón giảm sâu, nguồn cung phân bón trên thế giới lại có xu hướng giảm, không đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Do đó, bắt đầu từ cuối năm 2020 giá các nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp phân bón đã tăng từ 20-30%.

Cụ thể như lưu huỳnh tăng trên 70% so với thời điểm thấp nhất của năm 2019; amoniac tăng gấp 2 lần, kéo theo đó là những phân bón đơn, như ure, DAP, super lân… tăng giá theo.

Cùng quan điểm, ông Võ Văn Phu, Phó TGĐ Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền cũng cho biết nguyên nhân tăng giá phân chính là do nguyên liệu đầu vào tăng, trong đó nguyên iệu đầu vào Việt Nam nhập từ Trung Quốc chủ yếu là Ure, Dap cũng không nhập được.

ông Phu cho biết.

Một số doanh nghiệp sản xuất phân đạm urê từ khí cũng cho biết, giá khí chiếm khoảng 60% giá thành sản xuất.  ông Phùng Hà, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam (FAV) đồng quan điểm. 

Các doanh nghiệp cũng nhấn mạnh rằng, việc giá nguyên liệu đầu vào tăng khiến doanh nghiệp phải tăng giá bán và người chịu thiệt thòi cuối cùng lại là người nông dân. Trong khi đó, đại dịch Covid-19 đang khiến vận chuyển hàng hoá gián đoạn, xuất khẩu hàng hoá gặp khó khăn do vận tải khó khăn, thậm chí đứt gãy và giá cước tăng cao.

Ông Văn Tiến Thanh, Tổng giám đốc Công ty CP Phân bón dầu khí Cà Mau, dù phân vô cơ sản xuất trong nước trên 7 triệu tấn nhưng năng lực sản xuất thực sự của các doanh nghiệp chỉ được 3,6 triệu tấn, còn lại phải nhập ngoại hoàn toàn kali, SA và phân vô cơ khác.

Doanh nghiệp phân bón "kêu" giá phân bón tăng "không khác được"

Nguyên liệu như lưu huỳnh tăng trên 70% so với thời điểm thấp nhất của năm 2019; amoniac tăng gấp 2 lần, kéo theo đó là những phân bón đơn, như ure, DAP, super lân… tăng giá theo khiến giá phân bón tăng “phi mã”.

Và theo ông Thanh, giá cả do thị trường quyết định, giá phân bón trong nước cũng “không thể khác được” khi giá phân bón thế giới tăng. Do đó, ông Thanh cho rằng để giảm giá phân bón cần có các giải pháp từ chính sách của Nhà nước như sửa đổi chính sách thuế VAT, tháo gỡ khó khăn trong vận chuyển hàng hóa…

Trong khi đó, doanh nghiệp nhập khẩu phân bón đề xuất tạm thời dỡ bỏ thuế phòng vệ đối với phân bón nhập khẩu. Ông Vũ Duy Hải, TGĐ Tập đoàn Vinacam nên dỡ bỏ tạm thời thuế phòng vệ đối với phân bón nhập khẩu để giảm giá phân bón cho người nông dân.

ông Phùng Hà đề xuất. Tuy nhiên ý kiến này lại vấp phải phản ứng của những doanh nghiệp sản xuất.

Về lâu dài, doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ cần sớm tháo gỡ điểm nghẽn từ nguồn nguyên liệu đầu vào từ nhập khẩu, tránh phụ thuộc quá vào Trung Quốc. Nông dân cần sử dụng kết hợp phân vi sinh hữu cơ để tăng hiệu quả giảm chi phí.