Wednesday, April 24, 2024

HCDC phối hợp công an làm rõ vụ bé trai nguy kịch vì uống nhầm thuốc Methadone



Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết đang phối hợp cơ quan công an làm rõ việc bé trai 7 tuổi (ngụ Q.Tân Phú, TP.HCM) nguy kịch vì uống nhầm thuốc Methadone tại nhà cũng như làm rõ nguồn gốc thuốc.

Làm rõ vụ bé trai 7 tuổi uống nhầm thuốc Methadone

Như Thanh Niên đã thông tin, ngày 19.11, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) tiếp nhận bệnh nhi 7 tuổi (ngụ Q.Tân Phú) bị ngộ độc nặng, nguy kịch vì uống nhầm thuốc Methadone. Bé trai uống nhầm phần thuốc cai nghiện ma túy Methanone của người cậu.

Đây không phải là trường hợp đầu tiên uống nhầm Methadone. Trước đó, ngày 19.4.2021, bệnh nhân H.Q.Đ. (15 tuổi, nam, học sinh cấp 2 một trường trên địa bàn TP.Hà Nội) đi học về, mở tủ lạnh thấy chai nước màu hồng liền lấy để uống giải khát. Đ. không biết đây là thuốc Methadone. Sau vài tiếng, Đ. bị khó thở, buồn nôn, nổi mẩn ngứa toàn thân, phù nề mi và được đưa đi cấp cứu tại Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai.

Cả 2 bệnh nhân sau uống thuốc Methadone đều nguy kịch.

Sáng 22.11, trao đổi với PV Thanh Niên, lãnh đạo Trung tâm y tế Q.Tân Phú cho biết, cậu của bé 7 tuổi uống nhầm thuốc Methadone phải nhập viện cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng 1, không thuộc danh sách quản lý và cấp phát thuốc Methadone của Q.Tân Phú. Việc này Q.Tân Phú đã có báo cáo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC).

Bác sĩ Nguyễn Hồng Tâm, Phó giám đốc điều hành HCDC cho biết, HCDC đang phối hợp với cơ quan công an làm rõ và sẽ thông tin.

Thuốc Methadone được quản lý ra sao ?

Việc quản lý thuốc Methadone được quy định tại Thông tư 14 ngày 25.6.2015 của Bộ Y tế. Tại Điều 14 của Thông tư 14 quy định về cấp phát thuốc Methadone, khi cấp phát thuốc tại cơ sở điều trị Methadone hoặc cơ sở cấp phát thuốc Methadone, nhân viên cấp phát thuốc Methadone có trách nhiệm cấp phát đúng liều cho người bệnh theo chỉ định của bác sĩ trong đơn thuốc.

HCDC phối hợp công an làm rõ vụ bé trai nguy kịch vì uống nhầm thuốc Methadone

Bệnh nhi uống nhầm Methadone nguy kịch

Trường hợp người bệnh đang trong giai đoạn dò liều, nhân viên cấp phát thuốc phối hợp bác sĩ và cán bộ hành chính theo dõi người bệnh trong vòng từ 3 giờ đến bốn 4 giờ sau khi uống liều thuốc Methadone đầu tiên. Quan sát người bệnh trong khi uống thuốc để bảo đảm người bệnh uống hết thuốc Methadone trước khi ra khỏi cơ sở. Ghi chép việc sử dụng thuốc Methadone của người bệnh vào sổ theo dõi phát thuốc Methadone hằng ngày được lập theo mẫu và Phiếu theo dõi người bệnh điều trị bằng thuốc Methadone được lập theo mẫu.

Thông tư 14 cũng nhấn mạnh, khi nhận thuốc Methadone tại cơ sở điều trị Methadone hoặc cơ sở cấp phát thuốc Methadone, người bệnh có trách nhiệm uống hết thuốc Methadone trước sự có mặt của nhân viên y tế. Ký nhận đã uống thuốc vào Phiếu theo dõi điều trị Methadone. Tuân thủ hướng dẫn của nhân viên y tế.

Theo chuyên gia của Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai, Methadone được dùng thay thế cho ma túy, điều trị cho người nghiện heroin, trong chương trình quản lý bệnh nhân cai nghiện.

Với người nghiện, uống dung dịch Methadone vào sẽ đỡ cảm giác thèm heroin nhưng với người bình thường, chất này khi uống phải, rất dễ gây ngộ độc kéo dài nhiều ngày, có thể dẫn tới ngừng thở, hôn mê, tử vong. Do đó, thuốc Methadone cần được quản lý rất chặt chẽ.

Hiện, những người nghiện được quản lý, được cấp phát thuốc (methdone) uống tại chỗ. Nếu người nghiện được phép mang chất này về nhà sử dụng, uống tại gia đình thì việc quản lý cần chặt chẽ hơn, nếu không, sẽ có thêm các trường hợp bị ngộ độc do uống nhầm. Không chỉ trẻ em, người lớn cũng rất dễ nhầm lẫn.

Điều 15 của Thông tư 14 về chuyển tiếp điều trị quy định, trường hợp người bệnh phải nằm điều trị nội trú tại cơ sở khám, chữa bệnh không cung cấp dịch vụ điều trị Methadone nhưng cùng trên địa bàn với cơ sở điều trị Methadone mà người bệnh đang điều trị, thì được cơ sở điều trị Methadone giao thuốc đến kèm các điều kiện cụ thể. Người giao thuốc trực tiếp theo dõi việc uống thuốc Methadone của người bệnh và ký vào Phiếu theo dõi điều trị Methadone cùng người bệnh.

HCDC phối hợp công an làm rõ vụ bé trai nguy kịch vì uống nhầm thuốc Methadone

Uống thuốc cai nghiện ma túy Methadone tại Trung tâm y tế Q.Gò Vấp TP.HCM

Trường hợp người bệnh phải nằm điều trị nội trú tại các cơ sở khám, chữa bệnh không cung cấp dịch vụ điều trị Methadone và không ở trên cùng địa bàn với cơ sở điều trị Methadone mà người bệnh đang điều trị, thì người bệnh được cơ sở Methadone gửi thuốc đến kèm theo các thủ tục, quy định chặt chẽ.

Trường hợp người bệnh ở nhà, không thể đến cơ sở điều trị Methadone để uống thuốc Methadone hằng ngày thì người bệnh làm Đơn đề nghị được cấp thuốc Methadone tại nhà. Nếu cơ sở điều trị Methadone có đủ người thực hiện việc chuyển thuốc Methadone cho người bệnh thì tiến hành xác minh tình trạng sức khỏe của người bệnh để quyết định việc cấp phát thuốc Methadone cho người bệnh tại nhà.

Nếu người bệnh không có chống chỉ định, bác sĩ điều trị kê đơn thuốc Methadone cho người bệnh theo quy định (thời gian mỗi lần chỉ định thuốc Methadone không vượt quá 7 ngày và phải ghi rõ ngày bắt đầu, ngày kết thúc của đợt điều trị). Người giao thuốc trực tiếp chuyển thuốc Methadone và theo dõi việc uống thuốc Methadone của người bệnh, ký vào Phiếu theo dõi điều trị Methadone cùng người bệnh.

Quản lý việc cấp thuốc Methadone trong giai đoạn giãn cách xã hội

Trong giai đoạn giãn cách xã hội, để đáp ứng nhu cầu cai nghiện ma túy của người dân, ngày 3.9.2021, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên có công văn hướng dẫn cấp phát thuốc Methadone. Tuy nhiên, người bệnh phải tự nguyện và ký cam kết chỉ sử dụng Methadone được cấp về nhà duy nhất chính người bệnh…

Ký cam kết và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu bán, chia sẻ thuốc Methadone hoặc sử dụng sai mục đích, để người khác uống nhầm thuốc Methadone hoặc để xảy ra ảnh hưởng xấu liên quan đến việc bảo quản và sử dụng thuốc Methadone được cấp nhiều ngày.

Việc cấp thuốc chỉ 7 ngày và nhân viên y tế giám sát việc uống thuốc Methadone tại nhà qua các biện pháp gián tiếp như điện thoại hoặc sử dụng các phần mềm công nghệ như viber, zalo, facebook để kiểm tra đột xuất lượng thuốc tồn, nơi bảo quản thuốc bằng cách thực hiện các cuộc gọi có hình ảnh.

Bộ Y tế nhấn mạnh việc chấm dứt cấp phát thuốc Methadone tại nhà khi người bệnh không thực hiện đúng cam kết hoặc hoàn thành cách ly y tế tại nhà, khu vực được dỡ bỏ phong tỏa hoặc khu vực được dỡ bỏ giãn cách xã hội.

Ngày 11.9.2021, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cũng đã có công văn triển khai chỉ đạo của Bộ Y tế. Theo lãnh đạo HCDC thì hiện nay, TP.HCM không cấp phát thuốc Methadone tại nhà như thời kỳ giãn cách xã hội.

TS-BS Nguyễn Trung Hòa, Giám đốc Trung tâm y tế Q.Gò Vấp (TP.HCM_ cho biết, nguyên tắc là Methadone phải uống tại chỗ, không được phép mang ra khỏi khu vực quản lý, ngoài trừ thời kỳ giãn cách xã hội do Covid-19 cấp cho người trong khu phong tỏa. Hiện nay, Q.Gò Vấp không cấp phát thuốc Methadone về nhà. Ngay cả việc uống tại chỗ cũng phải giám sát kỹ, yêu cầu bệnh nhân súc miệng lại, tránh trường hợp ngậm rồi nhả ra bọc ni lông rồi mang đi bán.

 

 

 

PHIM ĐẶC SẮC
Ninh an như mộng
Chuyện gì khó có má lo
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img