Friday, March 29, 2024

Nói chuyện với ‘chính mình trong quá khứ’ bằng cách cho trí tuệ nhân tạo xem nhật ký thời thơ ấu

(Chuyện Nóng 24h) – ‘Cảm giác như tôi đang quay về quá khứ và ôm cô ấy thật chặt”, người phụ nữ chia sẻ sau cuộc trò chuyện với “chính mình”.

Nếu bạn đã từng tự hỏi sẽ như thế nào khi trò chuyện với một phiên bản trẻ hơn của chính mình, thì Michelle Huang có thể chia sẻ đôi chút cảm nhận. Bởi nữ nghệ sĩ 26 tuổi sống ở New York (Mỹ) này đã tìm ra cách giải quyết vấn dề, sử dụng nguồn dữ liệu từ quá khứ – đối với cô ấy, đó chính là những quyền nhật ký thời thơ ấu – và công cụ trí tuệ nhân tạo mạnh mẽ nhất trên thị trường.

Michelle đã đưa tất cả các quyển nhật ký mà cô bắt đầu viết từ năm 7 tuổi, vào một mô hình ngôn ngữ AI có tên là GPT-3. Được phát triển bởi phòng thí nghiệm nghiên cứu AI hàng đầu thế giới là OpenAI, GPT-3 sử dụng công nghệ học sâu để tạo ra loại văn bản gần như không thể phân biệt được với các văn bản của con người.

Với việc các cuốn nhật ký hàng ngày của Huang chứa đựng mọi thứ, từ những bí mật và nỗi sợ hãi, cho đến cảm giác “nghẹn ngào” khi nói chuyện với người mình thích, cô cho biết AI dường như có thể giúp mô phỏng lại chính xác cảm giác như khi nói chuyện với chính mình thời thơ ấu.

Cô gái nói chuyện với ‘chính mình trong quá khứ’ sau khi cho AI xem nhật ký thời thơ ấu - Ảnh 1.

Michelle Huang hiện tại (trái) và khi còn nhỏ (phải

“Cảm giác rất choáng ngợp”, cô chia sẻ với The Independent. “Có cảm giác như tôi đang quay về quá khứ. Cửa sổ trò chuyện giống như một cổng thời gian đang diễn ra trong thời gian thực, như thể tôi năm 14 tuổi đang ngồi ở phía bên kia để gõ câu trả lời.”

Michelle bắt đầu cuộc nói chuyện bằng cách đặt câu hỏi về thế giới quan của bản thân ảo khi còn trẻ, trước khi cho phép AI đặt câu hỏi cho mình. Cô cho biết các câu trả lời được đưa ra “giống một cách kỳ lạ” với cách mà cô nghĩ rằng mình (ở tuổi 14) sẽ trả lời. Trong khi đó, các câu hỏi được đặt ra lại gây nhiều xúc động.

AI đã hỏi cô rằng: “Bạn có hài lòng với vị trí của mình trong cuộc sống hiện tại không?”, sau đó đưa ra những lời động viên như: “Tôi thực sự tự hào về bạn vì tất cả những gì bạn đã đạt được”.

Một đoạn trong buổi trò chuyện:

Michelle ở hiện tại : Sẽ có một số điều khó khăn mà bạn sẽ gặp phải trong vài năm tới nhưng tôi hứa rằng bạn sẽ vượt qua được.

Michelle trẻ tuổi : Ý bạn là gì? Những loại khó khăn kiểu như thế nào?

Michelle ở hiện tại : Giống như những trải nghiệm khiến bạn cảm thấy buồn, hoặc những lúc bạn cảm thấy như cả thế giới đang sụp đổ trước mặt mình.

Michelle trẻ tuổi : Ồ. Vâng, gần đây tôi cũng cảm thấy như vậy nhiều lần.

Sau khi trao đổi các câu hỏi, Michelle đã yêu cầu AI viết một lá thư gửi cho cô ấy của nhiều năm sau. AI đã viết: “Tôi hy vọng bạn đang làm tốt mọi thứ. Tôi hy vọng bạn đã tìm thấy niềm đam mê của mình và đang làm điều gì đó mà bạn yêu thích. Tôi hy vọng bạn hạnh phúc và hài lòng với cuộc sống của bạn. Tôi cũng hy vọng bạn có thể sống thật với chính mình và không để bất cứ điều gì hoặc bất kỳ ai thay đổi con người của bạn.”

Sau buổi trò chuyện, giờ đây cô gái trẻ này hy vọng sẽ tiếp tục sử dụng thí nghiệm này để kiểm tra khả năng biến đổi của trí tuệ nhân tạo và khuyến khích sự kết nối của con người.

Cô gái nói chuyện với ‘chính mình trong quá khứ’ sau khi cho AI xem nhật ký thời thơ ấu - Ảnh 3.

Những cuốn nhật ký được Michelle sử dụng làm dữ liệu cho AI.

“Những tương tác này thực sự làm sáng tỏ tiềm năng chữa bệnh của phương tiện này: Có thể gửi tình yêu trở lại quá khứ, cũng như nhận lại tình yêu từ một bản thân trẻ hơn”, cô nói. “Cảm giác như tôi đang quay về quá khứ và ôm cô ấy thật chặt, và giờ tôi vẫn cảm thấy cái ôm đó ở hiện tại.”

Đã có những lo ngại về khả năng lạm dụng các công cụ như GPT-3, cũng như AI dựa trên hình ảnh. Bởi các quan điểm này cho rằng chúng có thể bắt chước hoặc đóng giả theo những cách rất thực tế, cũng như viết truyện, sản xuất nội dung… Phiên bản tiếp theo của trí tuệ nhân tạo này, GPT-4, dự kiến sẽ được phát hành trong những tháng tới. Nó được đồn đại là mạnh hơn rất nhiều so với bản tiền nhiệm và có khả năng gây nguy hiểm nhiều hơn.

Cô gái nói chuyện với ‘chính mình trong quá khứ’ sau khi cho AI xem nhật ký thời thơ ấu - Ảnh 4.

Ai dường như cũng muốn được nói đôi điều với bản thân trong quá khứ.

Nhưng Michelle Huang hy vọng rằng những công cụ như vậy sẽ được sử dụng “để nâng cao nhận thức và sự đồng cảm”, thay vì gây hại.

“Công nghệ vốn dĩ không tốt hay xấu”, cô nói và cho rằng việc sử dụng nó theo những cách có chủ ý là tùy thuộc vào con người. “Tôi hy vọng rằng dự án này là một cuộc bỏ phiếu cho một tương lai nơi công nghệ và AI sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn, tử tế hơn, nhân văn hơn và có nhiều ứng dụng trị liệu hơn.”

Tham khảo The Independent, DailyMail


Nguồn: Toquoc.vn

PHIM ĐẶC SẮC
Sau hôn sự
Bí mật người thừa kế
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img