Tuesday, April 23, 2024

Áp lực lên ngành điện

Tổng cục Thống kê vừa công bố số liệu báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 11 và 11 tháng đầu năm. Đáng chú ý, chỉ số giá USD tháng tăng 2,91% so với tháng trước và tăng 8,71% so với cùng kỳ năm trước. Cùng với giá nguyên liệu than tăng cao đã khiến cho chi phí đầu vào của ngành điện gặp nhiều khó khăn.

Theo ghi nhận, năm nay các nhà máy nhiệt điện than đã phải nhập khẩu than với giá tăng gần 4 lần so với năm trước. Để tiết kiệm chi phí đầu vào, Công ty Nhiệt điện Quảng Ninh đã phải sử dụng than trong nước pha trộn với than nhập khẩu. Tuy nhiên, giá than trộn cũng đã tăng hơn gấp rưỡi so với đầu năm.

“Than trộn nhập khẩu tăng giá khiến giá dẫn đến nguyên liệu sản xuất đầu vào tăng giá làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất của công ty”, ông Ngô Sinh Nghĩa – Tổng Giám đốc Công ty Nhiệt điện Quảng Ninh cho biết.

Ước tính, giá nhiệt điện sử dụng than nhập khẩu tăng 160% sau 2 năm, còn với điện năng lượng tái tạo thì giá mua cao hơn 30% so với giá bán.

Theo ông Nguyễn Xuân Nam – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), do giá khí tăng theo giá dầu, trong khi năm nay giá dầu tăng cao gấp 2 lần so với các năm trước. Ngoài ra, các nguồn khí rẻ sắp hết nên buộc phải khai thác và sử dụng các nguồn khí giá cao, cho nên toàn bộ chi phí mua điện theo loại hình khí cũng tăng rất lớn.  

Áp lực lên ngành điện

Theo EVN, nếu không thực hiện đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp mức lỗ năm 2022 có thể tăng cao hơn nhiều so với dự báo là 31.000 tỷ đồng (Ảnh minh hoạ)

Về giải pháp đa dạng hóa nguồn nhập khẩu để giảm thiểu chi phí đầu vào, ông Hà Đăng Sơn – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Năng lượng và Tăng trưởng xanh đánh giá hiện nay việc tìm nhiều nguồn cung rất khó khăn. Bởi thị trường thế giới đang có nhu cầu lớn về nhiều liệu để đảm bảo năng lượng cho mùa Đông cũng như nhu cầu dự trữ để đảm bảo an ninh năng lượng. 

Liên quan đến việc EVN dự báo lỗ hơn 31.000 tỷ đồng trong năm 2022, ông Nguyễn Xuân Nam – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết nếu không thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp tiết giảm chi phí, khai thác tận dụng tối đa các nguồn điện giá rẻ… thì mức lỗ trong năm nay có thể còn cao hơn rất nhiều.

Trước các áp lực chi phí đầu vào tăng mạnh, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam Nguyễn Xuân Nam cho biết EVN đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương các kịch bản cũng như thời điểm để điều chỉnh giá điện. Nếu được phê duyệt mức cũng như thời điểm điều chỉnh hợp lý thì sẽ giảm thiểu khó khăn cũng như giúp cân đối tài chính cho EVN.

“EVN mong muốn doanh nghiệp và người dân đồng hành và chia sẻ cùng với tập đoàn”, ông Nam cho biết.

Đầu tháng 10 vừa qua, Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi các Bộ ngành, địa phương, lấy ý kiến cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt mới. Bộ Công Thương cho biết biểu giá điện cũ 6 bậc thang, được xây dựng từ năm 2014 hiện nay đã không còn phù hợp. Bộ đề xuất 2 phương biểu giá điện mới, gồm 4 và 5 bậc, trong đó mức giá cao nhất lên tới 3.356 đồng/kWh.

Với phương án 5 bậc thang đang được bộ Công Thương đề xuất Những hộ gia đình sử dụng điện dưới 400 kWh/tháng sẽ được trả thấp hơn so với mức giá điện hiện nay. Ngược lại, những hộ gia đình dùng trên 400 kWh và trên 700 kWh/tháng sẽ phải trả giá cao hơn. Còn với phương án 4 bậc thang, những hộ gia đình dùng dưới 300 kWh/tháng sẽ được trả giá điện thấp hơn và ngược lại.

Áp lực lên ngành điện

 

 

Khủng hoảng năng lượng từ xung đột giữa Nga – Ukraine đang làm cho giá điện tại châu Âu tiếp tục tăng thêm. Giá điện bán lẻ tới các hộ gia đình đã tăng khoảng gấp rưỡi tại hầu hết quốc gia châu Âu và dự báo sẽ còn tăng trong năm tới. Giá điện bán buôn tại châu Âu đang tăng dần khi mùa đông tới, tuy thấp hơn nhiều so với cuối tháng Tám, nhưng so với tầm này năm ngoái thì cũng đã tăng hơn gấp đôi. 

Năm 2022 đã là một năm đầy biến động đối với giá điện. Giá điện bán buôn tăng mạnh kể từ khi chiến sự nổ ra tại Ukraine, và vọt lên mức kỷ lục vào tháng Tám, khi các nước châu Âu cấp tốc tích trữ khí đốt cho mùa đông. 

Áp lực lên ngành điện

Giá điện tại nhiều nước châu Âu tăng mạnh trong năm 2022 do chi phí đầu vào tăng cao (Ảnh minh hoạ – Ảnh: The New York Times)

Giá MWh lên tới đỉnh điểm 750 Euro, trước khi về lại mức 87 Euro vào cuối tháng Mười. Lúc này, giá điện bán buôn đang ở quanh mức 180 Euro. Giá điện bán buôn của châu Âu vẫn neo vào giá khí đốt, mặc dù khí đốt hiện nay chỉ cung cấp khoảng 1/5 tổng sản lượng điện tính trung bình toàn châu Âu.

Các nước châu Âu đã cố gắng ghìm giá điện bán lẻ, bằng nhiều cách như giảm thuế, trợ cấp. nhưng đến cuối tháng 11 này cũng đã cho biết, mọi biện pháp đều không thể kéo giá điện bán lẻ xuống. Trong vòng một năm, từ tháng 11 năm ngoái đến nay, giá điện bán tới hộ gia đình tại Bỉ tăng gấp rưỡi, tại Đức và Hà lan tăng gấp đôi. 

 

 

 

PHIM ĐẶC SẮC
Ninh an như mộng
Chuyện gì khó có má lo
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img