Saturday, April 20, 2024

Bạn đọc đồng loạt ‘tố’ việc phải tải app độc quyền để nộp học phí

Nghi ngờ độc quyền vì “hoa hồng”

Điều khiến phụ huynh bức xúc là hiện ai cũng có tài khoản ngân hàng và chắc chắn nhà trường cũng có tài khoản nhưng không ít trường lại chỉ cho phụ huynh tải app của 1 nhà cung cấp dịch vụ đó, hoặc phải đến trường chầu chực để nộp tiền mặt.

Bạn đọc đồng loạt

Nộp học phí qua app hay gặp trục trặc, gây phiền toái cho phụ huynh

Bạn đọc lấy tên Workshop.3175 đặt câu hỏi: “Miễn phí như chuyển qua tài khoản của ngân hàng thì có phải tiện lợi và đỡ tốn kém hơn không? Có app mỗi tháng đóng mất 3.300 đồng phí. 1 năm học 9 tháng là 29.700 đồng. Thử hỏi nhân lên con số học sinh hàng triệu thì là bao nhiêu nhỉ?”.

Bạn đọc Lean@… thì cảm thán: “Chiêu trò kiếm tiền và lấy dữ liệu khách hàng. Hết viễn thông, ngân hàng giờ đến nhà trường”. Nick 23642 viết: “Tất cả vì hoa hồng”. “Bây giờ cái gì cũng app, người dân phải mua smartphone, nhà mạng hưởng lợi, một số người hưởng hoa hồng. Kỳ lạ thay”, bạn đọc Le Minh Tuan bình luận.

Nick name Nguyên VN bình luận: “Tôi thấy cái việc nộp tiền mà cũng thu phí trên giao dịch là trục lợi của phụ huynh. Tại sao không thu qua hình thức chuyển khoản hay QR mà cứ phải qua app rồi qua một bên công ty công nghệ?”.

Một bạn đọc thì cho biết: “Con mình học trường LTV quận 7, hàng tháng đóng tiền học cho con qua SSC (ngôi nhà xanh), có thể đóng phí qua các app ngân hàng, phí mỗi lần đóng khoảng 15.000 đồng qua các app ngân hàng. Học sinh của trường này khoảng 3.500 – 4.000 học sinh. Không hiểu tiền phí này về đâu và tại sao phụ huynh học sinh phải đóng phải này?”.

Bạn đọc Mỹ Toàn cũng phản ánh: “Trường bắt buộc phụ huynh đóng phí app eNetviet chỉ để mỗi tháng App eNetViet nhắn tin phụ huynh vào xem trong app VinaiD để đóng học phí, thật là lãng phí. Mong muốn nhà trường đừng phụ thuộc vào mấy cái app vô bổ này để tập trung chuyên môn, làm sao để các cháu học hành tốt hơn, phụ huynh đỡ phải đóng các khoản phí không cần thiết vì bây giờ kiếm tiền rất khó khăn!”.

Dễ cho nhà trường, đẩy cái khó cho phụ huynh là không nên

Bạn đọc tên Tâm thì cho rằng: “Học phí đóng 1 tháng/1 lần vì sao triển khai có nhiều bất cập từ năm này qua năm kia. Trong khi tiền điện, tiền nước, tiền internet đóng được bằng bất kỳ hình thức nào (internet banking hoặc các đơn vị thu hộ)”.

Tương tự, bạn đọc tên Võ Thị Thanh Tâm bình luận: “Thời buổi nào rồi cứ phải làm khó nhau. Miễn là tiền chuyển về tài khoản nhà trường đúng thời gian làm được, cứ phải app rắc rối, mỗi lần chuyển khoản qua app phải nhớ mã số học sinh rồi lằng nhằng đủ thứ”.

Bạn đọc này cũng nêu ví dụ: “Trường con mình thanh toán qua dịch vụ thu hộ học phí SISAP, mà muốn nộp vào SISAP thì hoặc phụ huynh phải có tài khoản Ngân hàng BIDV thì chuyển khoản bằng app hoặc phụ huynh phải đến điểm giao dịch của BIDV để nộp vào SISAP. Nhiều trường họ linh động có nhiều cách để nộp tiền thì không vấn đề gì, nhưng nếu chỉ một cách là thông qua dịch vụ thu hộ như SISAP thì bắt buộc phụ huynh phải mở tài khoản ở BIDV hoặc đến phòng giao dịch ngân hàng đó nộp tiền như thế cũng rất bất tiện”.

Ban đọc tên Thuy Van Le nêu hình dung: “Hãy xem nhà trường giống như một bên cung cấp dịch vụ giáo dục (giống đi mua quần áo), còn một bên là khách hàng. Thì tới mua hàng xong, bạn chuyển khoản từ ngân hàng bạn tới ngân hàng của shop đó là xong rồi kèm ghi chú. Chứ shop nào bắt bạn ra làm tài khoản của ngân hàng đó rồi thanh toán online, hoặc bạn phải ra đúng ngân hàng đó nộp tiền cho shop mới chịu”.

Bạn đọc Huy Dat Nguyen cũng cho rằng giờ chuyển khoản liên ngân hàng miễn phí rồi, chỉ cần 30 giây là bên kia nhận được. Trường chỉ cần mở một tài khoản ngân hàng nhưng bắt phụ huynh cũng phải giống mình thì vô lý.

Bạn đọc Quốc Khánh thì cho biết: “Trường bé nhà mình xịn sò lắm, check QR là ra đúng số tiền cần đóng và nội dung mã số học sinh luôn”.

Dù bình luận theo nhiều cách khác nhau nhưng tựu trung các ý kiến đều cho rằng các trường nên có nhiều hình thức thu tiền để phụ huynh lựa chọn. Chủ trương giảm sử dụng tiền mặt là hợp lý nhưng khi triển khai lại “biến tướng kiểu độc quyền” để dễ cho nhà trường, đẩy cái khó cho phụ huynh là không nên.

 

 

 

PHIM ĐẶC SẮC
Ninh an như mộng
Chuyện gì khó có má lo
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img