Theo hãng thông tấn Reuters đã đưa tin, các quan chức từ hàng chục công ty công nghệ sẽ đến thăm Việt Nam, Malaysia và Singapore trong tuần này, một lưu ý từ Cơ quan Phát triển Brabant, cơ quan công cộng của Hà Lan tham gia tổ chức chuyến đi cho biết.

“Gã khổng lồ” ASML có thể đến Việt Nam?

Các quan chức từ một số nhà cung cấp ASML sẽ đến thăm Việt Nam, Malaysia và Singapore. Ảnh: Reuters

“Phần lớn các công ty tham gia vì họ muốn xem xét mở rộng và thiết lập các địa điểm sản xuất ở Việt Nam hoặc Malaysia”, ghi chú do cơ quan này cùng với Brainport Industries, đại diện cho 200 công ty sản xuất công nghệ cao có trụ sở tại Hà Lan, cho biết.

Các khoản đầu tư có thể là một phần của chiến lược dài hạn, rộng lớn hơn nhằm giảm tiếp xúc với Trung Quốc. Hàng chục công ty tham gia chuyến khảo sát hầu hết đều là nhà thầu của ASML, một trong những nhà cung cấp hàng đầu thế giới cho các nhà sản xuất chất bán dẫn như TSMC, Samsung và Intel.

Bỏ qua Trung Quốc?

Trên thực tế, Chính phủ Hà Lan chưa bao giờ cấp cho ASML giấy phép bán máy móc tiên tiến nhất của mình cho khách hàng ở Trung Quốc, và sau những áp lực từ Washington, nước này lại càng thêm e ngại những khách hàng có nguồn gốc từ Bắc Kinh.

Tuần trước, Chính phủ Hà Lan tuần trước đã công bố những hạn chế mới, theo đó Bộ trưởng Thương mại Hà Lan Liesje Schreinemacher đã công bố quyết định này trong một bức thư gửi quốc hội, cho biết các hạn chế sẽ được đưa ra trước mùa hè.

Bức thư không nêu tên Trung Quốc, một đối tác thương mại quan trọng của Hà Lan, cũng không nêu tên ASML, công ty công nghệ lớn nhất châu Âu và là nhà cung cấp chính cho các nhà sản xuất chất bán dẫn, nhưng cả hai đều sẽ bị ảnh hưởng. Bức thư chỉ định sự hạn chế về xuất khẩu từ một công nghệ là hệ thống in thạch bản “DUV”, loại máy tiên tiến thứ hai mà ASML bán cho các nhà sản xuất chip máy tính.

Trụ sở tại Singapore và nhà máy ở Việt Nam?

Theo trang web của công ty, trong số các công ty tham gia chuyến đi này có Neways, công ty giúp ASML phát triển các đơn vị điều khiển điện, điều khiển năng lượng và hệ thống dây điện cho các hệ thống in thạch bản. Nhưng, người phát ngôn của Neways từ chối bình luận.

Brainport cho biết nhà cung cấp ASML NTS Group, nhà cung cấp các công cụ cơ khí chính xác, là một công ty khác sẽ tham gia chuyến công tác. Các công ty khác trong chuyến đi là Bestronics, AAE BV, BKB Precision, HQ Group, KMWE Group, Sempro, Sioux Technologies và VDL ETG, theo một trong các tài liệu và Brainport. Singapore đang được coi là một địa điểm tiềm năng để đặt trụ sở khu vực, lưu ý cho biết.

Đáng chú ý, một người quen thuộc với việc tổ chức chuyến đi cho biết một trong các công ty đang đàm phán trước với các đối tác ở Việt Nam để xây dựng một nhà máy. Một công ty thứ hai cũng có khả năng đầu tư vào đó, tuy nhiên vì lý do thông tin được bảo mật nên không được tiết lộ.

ASML là ai?

ASML hiện được coi là một công ty nắm giữ “trái tim” của ngành công nghệ bán dẫn. Công ty hiện đang là nhà sản xuất hệ thống quang khắc lớn nhất thế giới để sử dụng trong ngành công nghiệp bán dẫn. Nó được thành lập vào năm 1984 với tên gọi ASM Lithography, là liên doanh giữa gã khổng lồ điện tử Philips của Hà Lan và nhà sản xuất máy chip Advanced Semiconductor Materials International (ASMI).

“Gã khổng lồ” ASML có thể đến Việt Nam?

Nguyên mẫu in thạch bản cực tím (EUV) của ASML.

Bước đột phá lớn nhất của ASML là việc họ đã nghiên cứu ra nguyên mẫu in thạch bản cực tím (EUV) đầu tiên trên thế giới. Công nghệ mới này được coi là mở ra một kỷ nguyên mới trong kỹ thuật in thạch bản vì nó tạo ra những con chip nhanh hơn và mạnh hơn.

Hiện tại, ASML đang kiếm tiền bằng cách bán các máy sản xuất chất bán dẫn cho các nhà sản xuất chip toàn cầu. Cụ thể hơn, họ bán máy in khắc cực tím (EUV) sử dụng công nghệ ánh sáng tia cực tím để in các thiết kế mẫu mạch lên các tấm silicon. Công ty hiện có hơn 90% thị phần trong thị trường in thạch bản EUV, với mỗi máy có giá khoảng 150 triệu USD. Một số khách hàng lớn của họ bao gồm cả Samsung và Intel.

“Gã khổng lồ” ASML có thể đến Việt Nam?

ASML – Kẻ nắm giữ “trái tim” ngành chip.

Ngoài ra, công ty cũng bán phần mềm để đáp ứng nhu cầu của ngành về năng suất cao hơn, chi phí thấp hơn và quy trình sản xuất chip đơn giản hơn. Nâng cấp phần mềm cũng là một nguồn doanh thu đáng kể của họ khi các khách hàng bao giờ cũng tìm cách tăng công suất một cách nhanh chóng. Trong vòng đời 20 năm thông thường của máy bán dẫn, những nâng cấp này có thể mang lại cho công ty tới 50% giá mua ban đầu. Doanh thu hàng năm của ASML hiện đạt con số trên 22 tỷ USD.