Saturday, April 20, 2024

Nga – Ukraine gia hạn thỏa thuận Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen

Nga và Ukraine vừa đồng ý gia hạn thỏa thuận Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen thêm ít nhất 60 ngày ngay trước khi hết hạn vào hôm nay (19/3).

Phát biểu trên truyền quốc gia chỉ vài giờ trước khi thỏa thuận Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen đáo hạn, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết:

“Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen, một trong những thỏa thận quan trọng đạt được giữa Nga và Ukraine kể từ khu xung đột bùng phát bên cạnh thỏa thuận trao đổi tù nhân, đã hết hạn. Các cuộc đàm phán của chúng tôi với hai bên đã đảm bảo việc gia hạn thỏa thuận”.

Đây là lần gia hạn thứ hai của thỏa thuận Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen mà Nga và Ukraine đã ký với Liên Hợp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 7 năm ngoái. Đánh giá về thỏa thuận, Người phát ngôn Liên Hợp Quốc Stephane Dujarric cho biết, Sáng kiến ​​Ngũ cốc Biển Đen rất quan trọng đối với an ninh lương thực toàn cầu, đặc biệt là các nước đang phát triển.

Nga và Ukraine đều là những  nước cung cấp lúa mì, lúa mạnh, dầu hướng dương và các loại thực phẩm quan trọng khác đối với các quốc gia đang phát triển. Bộ Nông nghiệp Ukraine cho biết, nước này đã cung cấp gần 500.000 tấn lúa mì cho các chương trình viện trợ của Liên Hợp Quốc và việc gia hạn thỏa thuận Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen là cơ hội để tiếp tục giúp đỡ những người khó khăn, cũng như “cứu” thế giới khỏi nguy cơ một cuộc khủng hoảng lương thực nghiêm trọng.

Cùng với thỏa thuận cho phép Ukraine tiếp tục xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen, một thỏa thuận ba năm cũng đã được ký kết vào tháng 7 năm ngoái để xuất khẩu lương thực và phân bón của Nga. Tuy nhiên thỏa thuận này đã không thực sự mang lại kết quả do các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Theo Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vassily Nebenzia, đây cũng chính là lý do khiến nước này chỉ có thể gia hạn thỏa thuận Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen thêm 60 ngày thay vì 120 ngày như dự kiến ban đầu.

Trong khi đó, Người phát ngôn Liên Hợp Quốc Stephane Dujarric thừa nhận: “Trọng tâm của Liên Hợp Quốc là đảm bảo tính liên tục và toàn vẹn của một thỏa thuận quan trọng đối với an ninh lương thực toàn cầu, đồng thời tiếp tục thúc đẩy việc thực hiện Bản ghi nhớ về việc tạo thuận lợi cho xuất khẩu thực phẩm và phân bón của Nga. Tuy nhiên, như chúng tôi đã nói, điều này chỉ có thể làm được khi không bị trừng phạt. Chúng đã gặp phải những trở ngại và chúng tôi đang nỗ lực để loại bỏ những trở ngại đó”.

Cuộc xung đột tại Ukraine đã đẩy giá thực phẩm tăng cao kỷ lục vào năm ngoái, làm gia tăng các yếu tố đẩy thế giới trước nguy cơ một cuộc khủng hoảng lương thực. Theo Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hợp Quốc, cuộc khủng hoảng khiến khoảng 345 triệu người phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực./.

 

 

 

PHIM ĐẶC SẮC
Ninh an như mộng
Chuyện gì khó có má lo
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img