Tuesday, April 16, 2024

Thái Nguyên: Tăng cường bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới

UBND tỉnh Thái Nguyên xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025.

Theo dõi MTĐT trên

 

UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 42/KH-UBND triển khai Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Căn cứ Quyết định số 925/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; sau khi xem xét báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Công văn số 739/STNMT-BVMT ngày 09/3/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025.

Theo đó, tỉnh Thái Nguyên xác định rõ vai trò và trách nhiệm của người dân, các tổ chức chính trị xã hội, chủ thể sản xuất, kinh doanh, cộng đồng dân cư cấp thôn, bản và chính quyền địa phương các cấp thông qua các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật, cơ chế chính sách, các biện pháp giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường; phát huy vai trò kiểm tra giám sát của HĐND các cấp, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội.

Các nội dung thuộc Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021- 2025 trên địa bàn được tỉnh Thái Nguyên triển khai cụ thể từ tháng 3/2023 gồm:

 

Về cấp nước sạch nông thôn:

Đánh giá hiện trạng các công trình cấp nước sạch nông thôn trên địa bản tỉnh; xây dựng kế hoạch chi tiết vả lộ trình cụ thể để nâng cấp, cải tạo, mở rộng đối với các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung đảm bảo cung cấp nước sạch cho người dân nông thôn. Xây dựng và ban hành quy định quy trình quản lý, vận hành, khai thác công trình cấp nước sau đầu tư, trong đó phân cấp quản lý và nêu rõ trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân, đảm bảo khai thác tối đa hiệu quả hoạt động của các công trình. Đặc biệt, tập trung nguồn lực thực hiện các dự án cấp nước nước sinh hoạt tập trung nông thôn giai đoạn 2022- 2025 theo Nghị quyết 21/NQ-HĐND ngày 16/6/2022 của HĐND tỉnh.

Về chất thải rắn sinh hoạt:

 

Thái Nguyên sẽ xây dựng, phê duyệt và triển khai thực hiện đề án kế hoạch cấp huyện về tổ chức thực hiện công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân phù hợp với đặc thù của địa phương, đảm bảo thực hiện chậm nhất là ngày 31/12/2024. Đầu tư phương tiện, trang thiết bị phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; xây dựng các điểm tập kết, trung chuyển, thiết kế cung tuyến vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đảm bảo thu gom triệt để chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn các huyện, thành phố. Đánh giá hiện trạng xử lý chất thải rắn thải sinh hoạt tại các khu vực xử lý chất thải tập trung trên địa bàn các huyện, thành phố; xem xét, lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp, đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường và hạn chế dần việc chôn lập trực tiếp.

Nghiên cứu, quy hoạch khu xử lý chất thải sinh hoạt tập trung liên vùng cấp tỉnh để để ứng dụng công nghệ tiên tiến xử lý chất thải, thu hồi năng lượng, tài nguyên từ chất thải; thiết kế mạng lưới vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt liên huyện để đảm bảo đáp ứng nguyên liệu cho khu xử lý.

Xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường các bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt không hợp vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường khu vực xung quanh; rà soát, thống kê, đánh giá tình trạng hoạt động, hiệu quả hoạt động và hiệu quả xử lý nước thải, khí thải của các lò đốt chất thải rắn sinh hoạt đã được đầu tư; xây dựng kế hoạch, sớm dỡ bỏ, thay thế, di dời hoặc cải tạo nâng cấp các lò đốt không đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Thí điểm xây dựng, triển khai và hoàn thiện 1đến 2 mô hình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm tái chế, tái sử dụng từ chất thải quy mô cấp xã….

 

Về nước thải sinh hoạt: Rà soát, xây dựng và tổ chức thực hiện và xử lý nước thải sinh hoạt của các xã trên địa bàn tỉnh. Triển khai số mô hình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt nông thôn áp dụng công nghệ sinh thái, chi phí thấp; mô hình thu phí xử lý nước thải sinh hoạt ở khu dân cư nông thôn.

Về cảnh quan môi trường nông thôn:

Xây dựng, phê duyệt và triển khai thực hiện đề án cấp huyện về cải tạo chất lượng và cảnh quan môi trường nước mặt khu vực công cộng; tổ chức theo dõi diễn biến chất lượng nước ao, hồ công cộng nằm trong khu dân cư nông thôn; cải tạo cảnh quan và khôi phục chất lượng môi trường nước khi bị ô nhiễm.

Hỗ trợ xây dựng và nhân rộng các mô hình cải tạo cảnh quan theo hướng đa chức năng; tăng cường trồng cây xanh tại các khu vực công cộng, tuyến đường giao thông; gắn xây dựng cảnh quan với phát triển du lịch nông thôn và xây dựng đời sống văn hóa tại cơ sở.

Ngoài ra Thái Nguyên cũng sẽ hoàn thiện, phổ biến và nhân rộng các mô hình nhà tiêu hợp vệ sinh đơn giản, phù hợp tập quán địa phương và khả năng chi trả của người dân; áp dụng thí điểm mô hình nhà vệ sinh đa năng tại một số trường học, nhà văn hóa, công sở…

Thái Nguyên: Tăng cường bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới
Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Yêu cầu sự tham gia đồng bộ của nhiều Sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố để tạo được sự phối hợp chặt chẽ trong công tác bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn.

Trong đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành trung ương có liên quan thực hiện các nhiệm vụ sau: Lồng ghép các nội dung về bảo vệ tài nguyên nước, bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp, làng nghề; đảm bảo an toàn thực phẩm nông làm thủy sản trong xây dựng các hương ước, quy ước, quy chế của thôn, xóm, địa phương.

Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức và khuyến khích sự tham gia giám sát của người dân và cán bộ nông thôn mới các cấp về cấp nước sạch, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm; kịp thời biểu dương, khen thưởng đối với các tổ chức, cá nhân trong công tác bảo vệ môi trường.

Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành, liên quan hướng dẫn thực hiện tiêu chí, chỉ tiêu môi trường trong xây dựng nông thôn mới để các địa phương căn cứ thực hiện; xây dựng quy định, hướng dẫn và triển khai các nội dung về phân loại thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt, bảo vệ môi trường làng nghề, xử lý nước thải sinh hoạt nông thôn tập trung.

Chỉ đạo Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh Thái Nguyên ưu tiên bố trí vốn vay để thực hiện xây dựng các mô hình; đẩy mạnh chỉ đạo thực hiện thanh tra, kiểm tra hoạt động bảo vệ môi trường trên địa bàn nông thôn và xử phạt nghiêm minh các hành vi gây ô nhiễm môi trường theo đúng quy định của pháp luật.

UBND các huyện thành phố cần xây dựng và rà soát, hoàn thiện các đề án, kế hoạch có liên các nội dung Kế hoạch nêu trên. Tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện các mô hình thuộc Kế hoạch; bố trí mặt bằng, hạ tầng thiết yếu theo quy định để thuận lợi cho việc triển khai xây dựng mô hình về nước sạch nông thôn, bảo vệ môi trường, di chuyển các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong làng nghề.

Đặc biệt, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động bảo vệ môi trường trên địa bàn nông thôn và xử phạt nghiêm minh các hành vi gây ô nhiễm môi trường theo đúng quy định của pháp luật.

 

 

 

PHIM ĐẶC SẮC
Ninh an như mộng
Chuyện gì khó có má lo
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img