Friday, April 19, 2024

EC khởi động dự án với Bulgaria để kiểm soát dòng người di cư trái phép

Ngày 20/3, Ủy ban châu Âu cho biết, sẽ khởi động một dự án thí điểm với Bulgaria về việc ngăn chặn những người đến bất thường, tăng cường quản lý biên giới và di cư. Dự án thí điểm nhằm hỗ trợ Bulgaria triển khai các hoạt động thực tiễn trong việc đẩy nhanh thủ tục xin tị nạn và hồi hương đạt hiệu quả.

Theo kế hoạch, hoạt động này sẽ được thực hiện với sự hỗ trợ kỹ thuật và vận hành của Ủy ban châu Âu và các cơ quan chủ chốt trong EU bao gồm cả Cơ quan cảnh sát châu Âu (Europol) và Cơ quan Biên phòng châu Âu (Frontex). Dự án thí điểm dựa trên kinh nghiệm và thực tiễn phù hợp của Bulgaria, bao gồm sự hợp tác của nước này với Serbia, Thổ Nhĩ Kỳ, các quốc gia láng giềng cũng như với các cơ quan EU đang hoạt động tại Bulgaria.

Hơn nữa, tăng cường quản lý biên giới bên ngoài với các biện pháp giám sát nâng cao sẽ được thực hiện tại biên giới Bulgaria – Thổ Nhĩ Kỳ là ưu tiên chính của dự án này. Ủy ban EU và Bulgaria đang hoàn thiện bản đánh giá nhu cầu và Ủy ban sẽ cung cấp hỗ trợ tài chính để hỗ trợ Bulgaria tăng cường quản lý biên giới bên ngoài với Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong một diễn biến liên quan, Bộ ngoại giao Hungary cũng phán ảnh tình trạng di cư bất hợp pháp đang gia tăng. Theo thống kê, hàng trăm nghìn người di cư tìm cách vượt biên bên ngoài Liên minh châu Âu, riêng tại biên giới phía nam Hungary năm 2022, cơ quan chức năng đã xử lý 270.000 trường hợp vượt biên trái phép.

Cố vấn trưởng về an ninh nội bộ của Thủ tướng Hungary Orban, György Bakondi nhấn mạnh, hiện tại, một mạng lưới tội phạm đang tìm cách đưa người vào châu Âu và các nhà chức trách châu Âu vẫn chưa có hành động phù hợp để ngăn chặn điều này. Ông Bakondi cũng cho rằng, Liên minh châu Âu vẫn thiếu ý chí chính trị để giải quyết vấn đề chung liên quan đến dòng người di cư. Ông đề nghị ở cấp độ EU cần thay đổi nhận thức và có các giải pháp giải quyết vấn đề di cư bất hợp pháp. Hungary không ủng hộ việc mở cửa biên giới không kiểm soát và phân bổ người di cư theo hạn ngạch và đây là một trong những lý do khiến Hungary thường xuyên bị chỉ trích và gây áp lực chính trị./.

 

 

 

PHIM ĐẶC SẮC
Ninh an như mộng
Chuyện gì khó có má lo
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img