>> Masan thu hút gói tín dụng hợp vốn lên đến hơn 15.000 tỷ đồng

Tuy nhiên, đây cũng là một trong những lĩnh vực công nghiệp đa dạng, giàu tiềm năng và cạnh tranh khốc liệt. Làm thế nào để “ông vua hàng tiêu dùng” như Masan xây dựng thương hiệu trong và ngoài nước?

Masan nắm trong tay hàng chục thương hiệu mạnh trong nước, sẵn sàng vươn ra nước ngoài

Doanh nghiệp bán lẻ có dòng tiền vững mạnh là lợi thế lớn để Masan mở rộng đế chế “ông vua hàng tiêu dùng”

Xây dựng thương hiệu FMCG vững mạnh trong nước

Với hàng chục sản phẩm thuộc các ngành hàng thực phẩm và đồ uống, có thể nói Masan là một trong những thương hiệu nội địa cùng lúc sở hữu nhiều nhãn hàng trong lĩnh vực này nhất hiện nay. Người tiêu dùng trong nước đã khá quen thuộc với các thương hiệu như Omachi, Kokomi, CHIN-SU, Nam Ngư, Tam Thái Tử, Vĩnh Hảo, Heo Cao Bồi, Xúc xích Ponnie, nước tăng lực Wake-up, Compact, Vinacafe Biên Hòa, Quang Hanh, ….

Xu hướng hàng tiêu dùng tiếp tục phát triển liên tục không ngừng mỗi năm. Vì vậy, với doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này, điều quan trọng là phải luôn cập nhật, phân tích được thói quen, sở thích, nhận thức của người dùng về sản phẩm. Không chỉ thấu hiểu được người tiêu dùng, thị trường và thương hiệu của mình, các doanh nghiệp trong ngành FMCG phải đầu tư cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm, để bắt kịp với thói quen người dùng và chạy đua với doanh nghiệp cùng lĩnh vực kinh doanh.

Có thể nói, Masan Consumer (một thành viên của Tập đoàn Masan) là doanh nghiệp “chịu chi” cho các hoạt động Nghiên cứu và Phát triển (R&D) sản phẩm với đội ngũ hàng trăm nhân sự cao cấp được đào tạo bài bản trong nước và quốc tế. Hoạt động này đã góp phần cao cấp hóa, đa dạng hóa, cá nhân hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và các tiêu chuẩn vệ sinh khắt khe nhất, giá cả phải chăng, tươi ngon và tốt cho sức khỏe.

Hằng năm, Masan Consumer đều cho ra mắt thị trường hàng chục phát kiến mới trên tất cả các ngành hàng. Đặc biệt, ngành hàng thực phẩm tiện lợi phải nhắc tới thương hiệu CHIN-SU FOODS với nhiều sản phẩm tiêu dùng nhanh mới lạ, cao cấp, đáp ứng khẩu vị của những người tiêu dùng khó tính nhất.

Ngoài yếu tố về chất lượng, cạnh tranh về giá trong lĩnh vực FMCG cũng rất khốc liệt. Do các sản phẩm thường rất giống nhau về chức năng, được phân biệt thông qua lợi ích thương hiệu và cảm xúc. Các nhà bán lẻ hàng tiêu dùng nhanh lại có tỷ suất lợi nhuận thấp. Vì vậy cần đại chúng, thị trường lớn, quy mô và phân phối mới có thể thành công. Điều này Masan đã chinh phục được khi có tới 98% gia đình Việt sử dụng ít nhất 1 sản phẩm của Masan. Kênh phân phối được hưởng lợi thế rất lớn từ 3.500 điểm bán WinMart/WinMart+ trong cùng hệ sinh thái.

Trong thị trường mà người tiêu dùng rất nhạy cảm về giá, Masan đã chuyển đổi những sản phẩm vốn chỉ được xem là hàng hóa nguyên liệu thành các sản phẩm có thương hiệu mạnh, nhờ đó có thể duy trì lòng trung thành của người tiêu dùng ở các phân khúc giá khác nhau mà vẫn đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng Việt Nam.

Công ty cũng chú trọng các hoạt động marketing bài bản, xây dựng các thương hiệu mạnh để bảo vệ, phát triển thị phần và lòng trung thành của khách hàng với mỗi sản phẩm

Sẵn sàng cho thị trường khu vực và quốc tế

Không chỉ tạo dựng thương hiệu trong nước, những năm qua, Masan tự hào mang hương vị độc đáo của ẩm thực Việt giới thiệu với thế giới như tương ớt CHIN-SU, mì Omachi, café Vinacafe… Các sản phẩm này vừa mang giá trị Việt, vừa hợp “gu” người dùng tại từng thị trường khác nhau, vừa đáp ứng yêu cầu xuất khẩu thế giới.

Masan nắm trong tay hàng chục thương hiệu mạnh trong nước, sẵn sàng vươn ra nước ngoài

Masan sở hữu nhiều thương hiệu mạnh, uy tín với thị trường trong nước và quốc tế

Tại các sự kiện khu vực và quốc tế về thực phẩm và đồ uống, người ta thích thú khi thấy một thực khách Nhật bản dùng tương ớt CHIN-SU với các món ăn truyền thống của đất nước này như Tempura (rau củ và hải sản chiên), Gyoza (bánh xếp), Sushi, Takoyaki (bánh bạch tuộc)… Loại tương ớt này là một sản phẩm mới được nghiên cứu tạo nên từ sự kết hợp giữa ớt chỉ thiên của Việt Nam và Wasabi để tạo hương vị cay nồng độc đáo. Những sản phẩm này không chỉ phục vụ kiều bào mà còn hướng tới chinh phục ẩm thực các nước, giới thiệu ra thế giới nền ẩm thực truyền thống lâu đời của Việt Nam.

Sản phẩm tương ớt của Masan đáp ứng được các tiêu chuẩn của nhiều thị trường khó tính, chính thức có mặt trên trang thương mại điện tử uy tín toàn cầu-Amazon. Có thời điểm, ranking sản phẩm tương ớt của Masan lên tới 21 trên tổng số hơn 400 sản phẩm cùng loại được bán trên trang thương mại điện tử này.

Ngay trên đất nước Nhật Bản được coi là cái nôi của các loại mì ăn liền, mì trộn Omachi xốt Spaghetti với gói xốt hỗn hợp từ cà chua tươi ngon và thịt bò bằm vẫn khiến người Nhật háo hức thưởng thức.

Hay Vinacafe – thương hiệu 55 tuổi đời- Thương hiệu Quốc gia Việt Nam kể từ năm 2008 đến nay đã kế thừa và phát huy văn hóa cà phê Việt, đầu tư nghiên cứu khẩu vị của người Nhật để phát triển ra những công thức phù hợp với tiêu chuẩn và sở thích của người tiêu dùng xứ sở hoa Anh Đào. Ba dòng sản phẩm mới nhất của nhãn hàng đã tạo được bất ngờ cho người tiêu dùng Nhật Bản: Vinacafé Black Coffee (cà phê đen nguyên chất sử dụng 100% hạt Robusta), Vinacafé Roasted Coffee (Cà phê rang xay được nghiên cứu đặc biệt cho phong cách “pour over”) và Vinacafé Instant Coffee Mix (cà phê hòa tan 3in1).

Để tăng trưởng bền vững trong một thị trường đang phát triển như Việt Nam đòi hỏi phải xây dựng các hoạt động kinh doanh đa dạng và tạo ra dòng tiền vững mạnh. Masan là một trong những doanh nghiệp không tham gia vào hoạt động mua bán tài sản như đầu tư bất động sản hoặc hoạt động đầu cơ ngắn hạn. Doanh nghiệp này chỉ tham gia vào những lĩnh vực có nội lực tăng trưởng mạnh, có mô hình kinh doanh hiệu quả và có tiềm năng xây dựng doanh nghiệp quy mô lớn. Do đó, Masan tập trung lĩnh vực hàng tiêu dùng coi đó là lĩnh vực trọng điểm, bên cạnh lĩnh vực bán lẻ.