>> Đề xuất nhiều dự án giao thông kết nối, phát triển vùng Đông Nam Bộ

Các điểm nghẽn quan trọng đối với phát triển kinh tế mà Vùng đang đối diện là gì và những điểm nghẽn này dẫn đến một hệ quả như thế nào nếu Vùng không có những hành động chính sách chủ động khắc phục? Các chính sách nào cần gợi ý nhằm cơ cấu lại hay thực hiện tái cấu trúc trung và dài hạn nhằm đảm bảo phát triển bền vững Vùng theo quan điểm NQ-24/TW (2022) “Đông Nam Bộ phải là vùng phát triển năng động, trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại dịch vụ, giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số hàng đầu cả nước và khu vực Đông Nam Á, giữ vai trò quan trọng liên kết phát triển với các vùng kinh tế khác”.   

Điểm nghẽn kinh tế Vùng

Tỉ lệ lao động có kỹ năng Vùng chỉ xấp xỉ bằng mức trung bình của cả nước. Tỉ lệ lao động qua đào tạo trung bình Vùng có xu hướng tăng theo thời gian nhưng mức tăng không nhiều trong hơn 10 năm qua và trung bình hàng năm chỉ tăng xấp xỉ 1% chỉ đạt đến thấp hơn 25% so với tổng số lao động trong Vùng trong năm 2020. Trừ TPHCM và Bình Dương có tỷ trọng người lao động đã qua đào tạo cao hơn hẳn các địa phương khác trong Vùng, gần 40% cho TPHCM và 30% cho Bình Dương trong năm 2020 cao hơn nhiều so với mức trung bình Vùng, còn các địa phương khác thấp hơn nhiều so với mức trung bình Vùng. Tỉ lệ thấp về lao động kỹ năng và là một điểm nghẽn rất quan trọng trong quá trình nâng cấp công nghệ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Hiện trạng, Vùng thiên về phát triển công nghiệp và dịch vụ khi thâm dụng lao động ít kỹ năng đã thể hiện rất rõ các hạn chế tại các địa phương có nhiều KCN như TP.HCM, Bình Dương, và Đồng Nai trong bối cảnh Covid-19 đã diễn ra trong hai năm 2020-2021.  

Tái cấu trúc bền vững vùng kinh tế Đông Nam Bộ (Kỳ 1): Các điểm nghẽn

Tỷ trọng người lao động đã qua đào tạo trên tổng số lao động . Nguồn: Tính toán từ dữ liệu GSO

Quá trình tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu Vùng chủ yếu vẫn thâm dụng vốn, đóng góp từ yếu tố công nghệ và quản trị thấp và có xu hướng giảm. Trong giai đoạn 2013-2020 Vùng với tốc độ tăng trưởng trung bình xấp xỉ 6,5%/năm với hơn một nửa đóng góp từ vốn và 1/5 đóng góp từ lao động, phần còn lại đóng góp từ chất lượng tăng trưởng bao gồm quản trị tỉnh/thành trong Vùng và đổi mới công nghệ chiếm khoảng 30%. Tuy vậy điều đáng quan tâm là theo thời gian phần đóng góp từ khía cạnh chất lượng tăng trưởng đang có xu hướng giảm và giảm mạnh nhất là trong năm 2020. 

Tái cấu trúc bền vững vùng kinh tế Đông Nam Bộ (Kỳ 1): Các điểm nghẽn

Tỷ phần đóng góp của các nhân tố vào tốc độ tăng GRDP Vùng. Nguồn: Tính toán từ dữ liệu GSO

Nền kinh tế Vùng đang có dấu hiệu thâm dụng năng lượng trong quá trình tạo ra GRDP, GRDP/đơn vị điện năng giảm từ 20 (2010) xuống còn 17 (2021).GRDP tạo ra từ một đơn vị điện năng của Vùng theo thời gian có xu hướng giảm tạo ra một giả thuyết rằng hiệu quả tạo ra GRDP từ điện năng đang có xu hướng giảm theo thời gian, và đây là một chỉ báo về hệ quả tăng trưởng dựa vào thâm dụng lao động và vốn có trình độ công nghệ trung bình và thấp. Ngoại trừ TPHCM tạo ra mức GRDP/ điện năng tiêu thụ vượt trội so với các địa phương khác, điều này cho thấy cơ cấu kinh tế của TPHCM có xu hướng vượt trội về năng suất và hiệu quả so với các địa phương còn lại trong Vùng và có hiệu quả sử dụng năng lượng tạo ra GRDP gấp đôi so với trung bình Vùng. Đặc biệt  BR-VT lại có mức GRDP/điện năng là thấp nhất. Các địa phương còn lại đều có tỷ lệ GRDP/điện năng giảm theo thời gian điều này cho thấy một xu hướng hiệu quả sản xuất xét từ yếu tố đầu vào là điện năng trong Vùng đang có xu hướng giảm và điều này có thể suy ra công nghệ và trình độ quản trị có xu hướng chậm thay đổi theo thời gian và chưa bắt kịp với kỳ vọng tăng trưởng xanh và thân thiện với môi trường của Vùng.

Tái cấu trúc bền vững vùng kinh tế Đông Nam Bộ (Kỳ 1): Các điểm nghẽn

Tỷ lệ GRDP trên điện năng tiêu thụ (tỷ đồng/1 triệu Kwh). Nguồn: Tính toán từ dữ liệu GSO

Quản trị địa phương đạt ở mức tốt nhưng các vấn đề mang tính quản trị Vùng chưa được quan tâm đúng mức và hiệu quả.  Quản trị Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam được đánh giá qua Chỉ số năng lực cạnh tranh trung bình PCI các tỉnh/thành trong Vùng nằm ở mức xấp xỉ tốt và có xu hướng hội tụ ở mức khá 70/100 mặc dù xuất phát điểm ở giai đoạn đầu có phần không đều giữa các địa phương. Ngoài ra, xu hướng tăng PCI Vùng là có cải thiện theo thời gian nhưng chưa vượt qua mức PCI trung bình trên 70% để đạt mức PCI cao theo xếp hạng là tốt nhất. Và nếu xét ở mức PCI thành phần liên quan đến khuyến khích khu vực tư nhân thì hầu hết các tỉnh/thành thuộc Vùng đều ở mức trung bình  thành phần này của PCI cả nước.

Các vấn đề quản trị Vùng dài hạn liên quan còn chưa được quan tâm đúng mức: quản trị Vùng về nguồn nước từ thượng nguồn đến hạ nguồn, kết nối chuỗi cung ứng nội vùng và hệ thống logistic liên kết về dòng vận chuyển nguyên vật liệu và lương thực thực phẩm theo hướng an toàn và truy xuất nguồn gốc, kết nối vùng theo hướng chia sẻ dữ liệu và kết nối vùng qua hệ thống giao thông nội vùng và liên vùng còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân cơ bản là Hội đồng Vùng hoạt động theo cơ chế luân phiên mặc dù có nhiều nỗ lực trong thời gian TP.HCM là Chủ tịch Hội đồng Vùng nhưng tính pháp lý chưa đủ mạnh do nguồn lực đầu tư công cho Vùng vẫn phụ thuộc lớn vào nguồn lực đầu tư công riêng lẻ của từng địa phương theo tỉ lệ ngân sách để lại hàng năm.

Tái cấu trúc bền vững vùng kinh tế Đông Nam Bộ (Kỳ 1): Các điểm nghẽn

Điểm số PCI của từng tỉnh/thành qua các năm. Nguồn: PCI

Tỉ trọng chi R&D/GRDP Vùng tăng nhưng ở mức rất thấp do đó kinh tế Vùng vẫn có dấu hiệu chựng lại về tăng trưởng do trong nhiều năm Vùng vẫn dựa vào thâm dụng vốn, lao động ít kỹ năng, thâm dụng năng lượng, thâm dụng tài nguyên trong quá trình phát triển kinh tế và đóng góp vào TFP giảm theo thời gian. Tỉ trọng R&D/GRDP trong giai đoạn hơn 20 năm qua toàn Vùng thì chỉ tiêu nay đạt mức xấp xỉ 0,1%, đây là tỉ lệ thấp cho Vùng vì cơ cấu kinh tế thiên về công nghiệp và dịch vụ cần thiết phải có tỉ trọng R&D cao để thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số nhằm thúc đẩy tăng trưởng. Nếu so sánh với chi R&D/GDP thì tỉ lệ tham khảo phải xấp xỉ 1% là tỉ lệ lý tưởng của các quốc gia trong khu vực như Thái Lan 1%, Trung Quốc hơn 2% trên GDP. Riêng TPHCM có xu hướng cải thiện tích cực chú trọng đầu tư cho R&D từ mức thấp năm 2000 cho đến nay đã đạt tỉ lệ gấp đôi trung bình Vùng là xấp xỉ trên 0,2 % năm 2021, tuy vậy để giữ vai trò dẫn đầu trong đổi mới sáng tạo và hướng đến mô hình tăng trưởng dựa trên công nghệ đồng thời kết hợp với mô hình thành phố Thủ Đức là Thành phố đổi mới sáng tạo và tương tác thì tỉ lệ R&D của Tp.HCM vẫn còn khiêm tốn. Các địa phương khác nhìn chung vẫn giữ nguyên mức đầu tư cho R&D từ năm 2000 đến nay ở mức xấp xỉ dưới 0,5% GRDP.

Tái cấu trúc bền vững vùng kinh tế Đông Nam Bộ (Kỳ 1): Các điểm nghẽn

Tỷ lệ đầu tư R&D trên GRDP. Nguồn: Tính toán từ dữ liệu GSO

Vùng đóng góp vào thu ngân sách chung của cả nước với tỉ trọng rất cao nhưng tỉ lệ thu và chi ngân sách trung bình của Vùng so với chi ngân sách cả nước có cách biệt lớn. Tp.HCM đóng vai trò quan trọng trong thu ngân sách chung của Vùng với tỉ lệ trung bình xấp xỉ 60% còn các địa phương khác chiếm khoảng 40%. Tỉ lệ thu ngân sách Vùng so với thu ngân sách cả nước xấp xỉ 45-50% rất cao so với tỉ lệ chi ngân sách Vùng so với chi ngân sách cả nước xấp xỉ 15%, đặc biệt trong giai đoạn 2014-2020 tỉ lệ thu ngân sách Vùng so với thu ngân sách cả nước có dấu hiệu giảm và chựng lại. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của Vùng đóng góp vào sự ngân sách chung của cả nước trong vai trò thu ngân sách và dẫn đầu là Tp.HCM nhưng chi ngân sách cho Vùng chưa tương xứng với khả năng thu ngân sách của Vùng trong bối cảnh Vùng còn nhiều điểm nghẽn khác về R&D, về đầu tư cho cơ sở hạ tầng cứng tạo kết nối Vùng thông thoáng và hiệu quả hơn góp phần thúc đẩy tăng trưởng bền vững và tiếp tục đóng góp vào ngân sách cả nước bền vững hơn.  

Tái cấu trúc bền vững vùng kinh tế Đông Nam Bộ (Kỳ 1): Các điểm nghẽn

Tỷ trọng thu ngân sách. Nguồn: Tính toán từ dữ liệu GSO

Tái cấu trúc bền vững vùng kinh tế Đông Nam Bộ (Kỳ 1): Các điểm nghẽn

Tỷ trọng chi ngân sách. Nguồn: Tính toán từ dữ liệu GSO

Điểm nghẽn liên kết Vùng trong sản xuất và tiêu thụ 

Điểm nghẽn cơ bản là liên kết ở cấp độ Vùng cho cung ứng và thương mại thực phẩm an toàn vẫn còn nhiều khó khăn, cơ chế pháp lý cho liên kết thực phẩm an toàn chưa cụ thể do quản lý theo địa giới hành chính vẫn còn là yếu tố chia cắt chuỗi cung ứng thực phẩm hướng đến sản xuất và tiêu thụ an toàn. Hơn nữa, các mô hình liên kết sản xuất – tiêu thụ thực phẩm đạt chuẩn ATTP giữa các siêu đô thị như TPHCM là thị trường tiêu thụ lớn cho dân cư và xuất khẩu với các tỉnh thành trong Vùng là nơi có vùng nguyên liệu gắn với sản xuất và chế biến quy mô lớn còn khá hạn chế. Đồng thời cơ chế liên kết Vùng chưa đủ mạnh nhằm giải quyết mối liên kết sản xuất và tiêu dùng đạt chuẩn ATTP giữa TPHCM, các đô thị lớn và các vùng sản xuất nông nghiệp thuộc Vùng đã dẫn đến tính không bền vững trong chuỗi cung ứng và ảnh hưởng đến phát triển bền vững chung của Vùng.

>> Tháo điểm nghẽn về hạ tầng giao thông kết nối để tạo đột phá cho vùng Đông Nam bộ

Vùng có quy mô dân số hơn 20 triệu người, có nhiều đô thị lớn, vừa sản xuất vừa tiêu thụ một lượng lớn nông sản thực phẩm qua chế biến đồng thời phục vụ xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Do đó, việc cung cấp thực phẩm an toàn cho người dân trong cả vùng và nhất là các đô thị hết sức quan trọng, được đặt lên hàng đầu đối với ngành thương mại cũng như ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Mở rộng ra cho tất cả các ngành kinh tế phi nông nghiệp khác, quan hệ chuỗi cung ứng hàng hóa và dịch vụ tại các tỉnh thành Vùng là nhân tố quan trọng cho phát triển kinh tế và ổn định xã hội toàn vùng, mà trong đó TPHCM cơ bản đóng vai trò là trung tâm logistics cấp vùng và cùng với các tỉnh thành có vai trò sản xuất và cung ứng thành phẩm cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Đối với ngành lương thực thực phẩm (LTTP), liên kết nội vùng giữa các tỉnh, thành trong Vùng về sản xuất và tiêu thụ LTTP bảo đảm an toàn là hết sức bức thiết để bảo vệ sức khỏe cho hàng chục triệu cư dân và thế hệ tương lai của các tỉnh/thành thuộc vùng mà TPHCM là một siêu đô thị với dân số chiếm hơn một nửa trong vùng.

Điểm nghẽn tài nguyên nước Vùng

Phân bổ hoạt động kinh tế và dân sinh không tối ưu theo phân bổ nguồn nước tự nhiên của Vùng và cơ chế hợp tác và điều phối giữa các địa phương trong Vùng nhằm sử dụng bền vững nguồn tài nguyên nước chưa có thực quyền.

Vùng có ý nghĩa kinh tế chính trị chiến lược quan trọng của quốc gia. Sử dụng và quản lý tài nguyên nước hiệu quả và bền vững ở vùng này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cho phát triển vùng và đặc biệt việc cơ cấu lại vùng theo hướng bền vững trong sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên đặc biệt là tài nguyên nước đang ngày càng có nhiều vấn đề liên quan đến môi trường từ hệ lụy quản lý tài nguyên nước chưa thực hiện hiệu quả theo hướng quản trị vùng. Quản lý tài nguyên nước trong Vùng đáp ứng các nhu cầu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thủy điện, sinh hoạt, nuôi trồng thủy hải sản, du lịch giải trí, bảo vệ môi trường hiện đang rất cao.

Tuy nhiên, biến đổi khí hậu cũng làm thay đổi dòng chảy ở mùa lũ và mùa kiệt, tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan, thiếu nước vào mùa khô, tăng nguy cơ ngập lụt ở các đô thị lớn do sự phát triển không đồng bộ của hệ thống tiêu thoát nước. Hiện tượng xâm mặn ngày càng sâu cho thấy khả năng các tỉnh thuộc Vùng, đặc biệt TPHCM sẽ phải đối mặt với vấn đề nguồn cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt trong tương lai gần do nằm ở hạ nguồn lưu vực sông Đồng Nai. Tác động cộng hưởng của biến đổi khí hậu với áp lực gia tăng dân số, phát triển kinh tế tạo ra những thách thức lớn  các địa phương trong Vùng về nguồn nước sử dụng cho tiêu dùng và phục vụ phát triển kinh tế.

(Kỳ 2: Hạn chế từ những điểm nghẽn)