Thursday, March 28, 2024

Ai trục lợi đất vàng 419 Lê Hồng Phong ở TP.HCM?

UBND TP.HCM ban hành quyết định thu hồi khu đất vàng 419 Lê Hồng Phong (P.2, Q.10) vào tháng 5.2021 nhưng đến nay đã gần tròn 2 năm vẫn chưa được thực hiện.

Khu đất vàng 419 Lê Hồng Phong có 3 mặt tiền đường Lê Hồng Phong, Vĩnh Viễn và Trần Nhân Tôn (P.2, Q.10), rộng gần 11.000 m2. Do vị trí đắc địa, ở khu vực trung tâm và sầm suất về thương mại, dịch vụ của TP.HCM, giá mỗi m2 đất ở đây lên đến hàng trăm triệu đồng.

Vi phạm kéo dài qua nhiều năm

Nguồn gốc đất của đất vàng 419 Lê Hồng Phong là đất công, thuộc sở hữu nhà nước. Trước năm 2000, UBND TP.HCM cho Công ty giày Sài Gòn (lúc này đang là doanh nghiệp nhà nước) thuê.

Đến năm 2007, UBND TP.HCM tiếp tục cho Công ty CP giày Sài Gòn (GSG, lúc này đã cổ phần hóa) thuê khu đất vàng 419 Lê Hồng Phong để làm văn phòng, nhà kho, nhà xưởng sản xuất giày, túi xách.

Khi tiếp tục cho thuê “đất vàng” với chính sách trả tiền thuê đất hằng năm, quyết định của UBND TP.HCM nêu rõ GSG không được cho thuê lại đất và tài sản gắn liền với đất.

Ai trục lợi đất vàng 419 Lê Hồng Phong ở TP.HCM?

Khu đất vàng 419 Lê Hồng Phong có 3 mặt tiền đường Lê Hồng Phong, Vĩnh Viễn và Trần Nhân Tôn (P.2, Q.10), rộng gần 11.000 m2

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng đất được nhà nước cho thuê, GSG đã có sai phạm.

Cụ thể, vào năm 2015 GSG đã tự ý cho thuê lại mặt bằng. Năm 2016, cơ quan chức năng của TP.HCM phát hiện tại khu đất vàng 419 Lê Hồng Phong có vi phạm xây dựng, thành lập bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ không theo quy hoạch.

Nghiêm trọng hơn, do vi phạm kéo dài, sau khi vào cuộc thanh tra, đến tháng 3.2017, Thanh tra Sở TN-MT TP.HCM phạt GSG 720 triệu đồng vì vi phạm trong quản lý và sử dụng đất.

Đến tháng 7.2020, Công ty CP giày Sài Gòn đổi tên thành Công ty CP giáo dục G Sài Gòn. Đáng nói là việc sử dụng đất vàng 419 Lê Hồng Phong đến nay vẫn không đúng mục đích như quyết định cho thuê đất của UBND TP.HCM.

Ai trục lợi đất vàng 419 Lê Hồng Phong ở TP.HCM?

Từ năm 2016, cơ quan chức năng của TP.HCM đã phát hiện tại khu đất vàng 419 Lê Hồng Phong có vi phạm xây dựng, thành lập bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ không theo quy hoạch

Đã trải qua 5 đời Phó chủ tịch UBND TP.HCM phụ trách đô thị, 4 đời Chủ tịch UBND Q.10

Vào thời điểm tháng 4.2017, UBND Q.10 đã từng kiến nghị UBND TP.HCM chấm dứt cho GSG thuê khu đất 419 Lê Hồng Phong, giao về cho Q.10 quản lý và sử dụng cho mục đích giáo dục. Cụ thể, là xây trường THCS vì cụm liên phường P1, P.2, P.3 của Q.10 chưa có trường THCS; trong khi nhu cầu của con em trên địa bàn hết sức cấp thiết.

Trước những vi phạm của đơn vị được thuê đất (GSG) và đòi hỏi cấp thiết, chính đáng về trường học công lập cho con em Q.10,  từ năm 2018, PV Thanh Niên đã vào cuộc tìm hiểu và nhiều lần phản ánh.

Khi đó, nhiều ý kiến của cán bộ Q.10, HĐND TP.HCM bức xúc cho rằng, việc sử dụng đất vàng 419 Lê Hồng Phong đang chạy theo lợi ích nhóm. Do đó, chính quyền thành phố cần phải vào cuộc xử lý dứt điểm, lấy lại “đất vàng” cho nhà nước đúng theo quy định, giao lại cho Q.10 quản lý và triển khai xây trường học công lập.

Đến tháng 5.2019, Thường trực UBND TP.HCM có chủ trương thu hồi. Và đến tháng 5.2021, UBND TP.HCM chính thức ban hành quyết định thu hồi đất vàng 419 Lê Hồng Phong.  

Căn cứ thu hồi đất dựa theo điểm d, khoản 1, điều 65 luật Đất đai (đất được nhà nước giao, cho thuê có thời hạn nhưng không được gia hạn). Khu đất vàng 419 Lê Hồng Phong được TP.HCM cho thuê đất có thời hạn, đã hết hạn thuê ngày 31.12.2020 và không được gia hạn.

Thế nhưng, suốt 2 năm qua từ khi chính thức có quyết định thu hồi, việc thu hồi vẫn còn… trên giấy.

Chỉ tính từ năm 2017 đến nay, xử lý vi phạm liên quan đến đất vàng 419 Lê Hồng Phong, đã trải qua 5 đời Phó chủ tịch UBND TP.HCM phụ trách đô thị, 4 đời Chủ tịch UBND Q.10.

 

 

 

PHIM ĐẶC SẮC
Sau hôn sự
Bí mật người thừa kế
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img