Friday, April 19, 2024

Quảng Nam tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí và xử lý các điểm nóng về ô nhiễm bụi, khí thải

UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn 2429/UBND – KTN ngày 27/4/2021 yêu cầu các Sở, Ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trên địa bàn tỉnh.

Quảng Nam tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí và xử lý các điểm nóng về ô nhiễm bụi, khí thải

Ảnh minh họa

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các Sở, Ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả việc tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí và xử lý triệt để các điểm nóng về ô nhiễm bụi, khí thải trên địa bàn tỉnh theo đúng chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 189/UBND-KTN ngày 10/01/2020.

Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm: Tăng cường tần suất quan trắc môi trường không khí trong chương trình quan trắc môi trường định kỳ. Triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình quan trắc môi trường tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2020 – 2025 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 87/QĐ-UBND ngày 12/01/2021; thực hiện việc tính toán, công bố chỉ số chất lượng không khí xung quanh theo hướng dẫn của Tổng cục Môi trường tại Quyết định số 1459/QĐ-TCMT ngày 12/11/2029 về việc ban hành Hướng dẫn kỹ thuật tính toán và công bố chỉ số chất lượng không khí Việt Nam (CV_AQI); tổng hợp, đánh giá, công bố kết quả quan trắc môi trường (trong đó có môi trường không khí) hằng năm đảm bảo chất lượng theo đúng yêu cầu trên cổng thông tin điện tử và phương tiện truyền thông của UBND tỉnh, đồng thời kết nối về Bộ Tài nguyên và Môi trường để các cơ quan chuyên môn, cơ quan thông tấn báo chí theo dõi, tiếp cận và đưa tin. Trường hợp xảy ra ô nhiễm không khí trên địa bàn có hại cho sức khỏe, kịp thời cảnh báo cho cộng đồng, nhân dân;

Tổng hợp danh sách các cơ sở công nghiệp phát sinh khí thải thuộc đối tượng phải thực hiện quan trắc khí thải tự động, liên tục theo quy định tại Điều 47 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất thải và phế liệu (được sửa đổi, bổ sung tại điểm 2, khoản 23, Điều 3 Nghị định số Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật Bảo vệ môi trường); hướng dẫn các Dự án, cơ sở thuộc đối tượng thực hiện quan trắc khí thải tự động, liên tục khẩn trương thực hiện việc lắp đặt thiết bị quan trắc và truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31/12/2021 theo Nghị quyết số 129/NQ-CP ngày 11/9/2020 của Chính phủ.

Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Quảng Nam, Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Nam có trách nhiệm: Sử dụng các nguồn dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường không khí do các cơ quan có thẩm quyền thực hiện để cung cấp thông tin cho cộng đồng xã hội thông qua các phương tiện truyền thông hoặc thông tin dự báo khí tượng, thời tiết định kỳ. Xử lý nghiêm các trường hợp đưa thông tin sai lệch, gây hoang mang trong cộng đồng theo quy định của pháp luật; – Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về chất lượng không khí, các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm không khí; – Kịp thời thông tin, cảnh báo về chất lượng môi trường không khí, các nguy cơ và tác hại của ô nhiễm không khí tới sức khỏe con người, các tổ chức, cá nhân có hoạt động gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng.

Công an tỉnh tăng cường biện pháp nghiệp vụ, phát hiện và kịp thời xử lý các hành vi cố ý vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong thẩm định và tham mưu UBND tỉnh phân bổ kinh phí để thực hiện Dự án liên quan đến việc lắp đặt hệ thống các trạm quan trắc không khí tự động, liên tục trên địa bàn tỉnh.

Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm từ bụi, khí thải trong quá trình lưu thông của các các phương tiện giao thông vận tải; đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động phát sinh bụi, khí thải trong quá trình xây dựng các công trình giao thông.

Sở Công Thương, Ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai có trách nhiệm kiểm soát, quản lý chặt chẽ việc phát sinh các loại hơi hoá chất độc hại, khí thải của các dự án, nhà máy có nguồn thải lớn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao như: nhiệt điện, thép, hóa chất và phân bón hóa học, chế biến và khai thác khoáng sản… trên địa bàn quản lý.

Sở Xây dựng tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động phát sinh bụi, khí thải trong quá trình xây dựng các công trình dân dụng; đồng thời kiểm tra việc thực hiện quy hoạch đô thị bảo đảm tỷ lệ cây xanh, mặt nước trong đô thị đáp ứng yêu cầu của quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành của Nhà nước.

Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm hỗ trợ, đầu tư nghiên cứu khoa học cho các hoạt động về quản lý và kiểm soát chất lượng không khí.

Sở Y tế có trách nhiệm: Nghiên cứu, cảnh báo nguy cơ ô nhiễm không khí đến bệnh tật, sức khỏe cộng đồng và đề xuất các biện pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng, trước hết tại các khu đô thị lớn, địa bàn tập trung nhiều nguồn thải có nguy cơ ô nhiễm cao làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường không khí; Chỉ đạo, kiểm tra thực hiện việc quan trắc các tác động từ hoạt động của ngành y tế đối với môi trường không khí; tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí từ các lò đốt chất thải y tế.

UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm: Chỉ đạo phòng, ban chuyên môn rà soát, tổng hợp, báo cáo số liệu về danh sách các cơ sở công nghiệp thuộc đối tượng phải thực hiện quan trắc khí thải tự động, liên tục theo quy định tại Điều 47 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất thải và phế liệu (được sửa đổi, bổ sung tại điểm 2, Khoản 23, Điều 3 Nghị định số Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật Bảo vệ môi trường) theo Phụ lục đính kèm, gửi Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15/5/2021 để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường theo đúng quy định; Tăng cường công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí và xử lý triệt để các điểm nóng về ô nhiễm bụi, khí thải trên địa bàn quản lý; Chỉ đạo các phòng chuyên môn và UBND các xã, phường, thị trấn tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các biện pháp hạn chế phát sinh khí thải từ phương tiện giao thông và hoạt động xây dựng; đồng thời công khai thông tin về các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí, các cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định pháp luật bảo vệ môi trường trên địa bàn trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân được biết; Phối hợp chặt chẽ với các Sở, Ban, ngành trong việc kiểm soát các cơ sở sản xuất có phát sinh các loại hơi hoá chất độc hại và khí thải (đặc biệt là các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao như: nhiệt điện, thép, hóa chất và phân bón hóa học, chế biến và khai thác khoáng sản) trên địa bàn quản lý.

 

 

 

PHIM ĐẶC SẮC
Ninh an như mộng
Chuyện gì khó có má lo
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img