Wednesday, April 24, 2024

Lãnh đạo tỉnh Bình Định nói gì khi dân Lộ Diêu lo lắng về dự án gang thép Long Sơn?

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho rằng dự án gang thép Long Sơn sau khi đi vào hoạt động sẽ thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển đáng kể và tỉnh này không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế.

Sáng 30.5, UBND tỉnh Bình Định tổ chức thông tin chủ trương về dự án Khu liên hợp gang thép Long Sơn và Cảng chuyên dùng Khu liên hợp gang thép Long Sơn tại thôn Lộ Diêu (xã Hoài Mỹ, TX.Hoài Nhơn, Bình Định).
Lãnh đạo tỉnh Bình Định nói gì khi dân Lộ Diêu lo lắng về dự án gang thép Long Sơn?

Toàn cảnh buổi thông tin chủ trương về dự án Khu liên hợp gang thép Long Sơn và Cảng chuyên dùng Khu liên hợp gang thép Long Sơn

Không đánh đổi môi trường để  phát triển kinh tế

Cuối năm 2022, UBND tỉnh Bình Định đã chấp thuận chủ trương cho Công ty CP Gang thép Long Sơn đầu tư dự án Khu liên hợp gang thép Long Sơn tại thôn Lộ Diêu có tổng vốn đầu tư 53.500 tỉ đồng. 

Hiện công ty này tiếp tục đăng ký đầu tư xây dựng Cảng chuyên dùng Khu liên hợp gang thép Long Sơn giai đoạn 1 tại xã Hoài Mỹ với tổng vốn đầu tư dự kiến 6.800 tỉ đồng.

Ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, cho biết: “Bình Định muốn phát triển cần có các dự án lớn, đầu tàu, dẫn dắt, tạo cú hích. Theo đó, dự án đầu tàu phải phù hợp với quy hoạch tổng thể và phù hợp với quy hoạch vùng theo Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị về Phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Dự án Khu liên hợp gang thép Long Sơn và Cảng chuyên dùng Khu liên hợp gang thép Long Sơn được xác định là một trong những dự án có vai trò đầu tàu, dẫn dắt, tạo cú hích để phát triển kinh tế tỉnh nhà”.

Lãnh đạo tỉnh Bình Định nói gì khi dân Lộ Diêu lo lắng về dự án gang thép Long Sơn?

Người dân thôn Lộ Diêu dự buổi cung cấp thông tin do UBND tỉnh Bình Định tổ chức

Ông Phạm Anh Tuấn khẳng định quan điểm nhất quán của tỉnh Bình Định là không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế. 

Hiện nay, dự án này mới triển khai các bước ban đầu, còn rất nhiều bước tiếp theo, như: giai đoạn nghiên cứu, khảo sát, kiểm tra, lập dự án, phương án bảo vệ môi trường, công nghệ…; tổng hợp các nội dung này để xây dựng Đề án đầu tư trình Chính phủ, các Bộ, ban, ngành T.Ư thẩm định, phê duyệt thì dự án mới có thể triển khai được.

Lãnh đạo tỉnh Bình Định nói gì khi dân Lộ Diêu lo lắng về dự án gang thép Long Sơn?

Tổng thể dự án Khu liên hợp gang thép Long Sơn và Cảng chuyên dùng Khu liên hợp gang thép Long Sơn

Dự án này muốn được tỉnh thông qua trước khi triển khai đầu tư phải đảm bảo công nghệ tiên tiến, hiện đại; đảm bảo môi trường theo tiêu chuẩn của Việt Nam; người dân bị ảnh hưởng của dự án khi tái định cư phải có được cuộc sống tốt hơn nơi ở cũ, tạo sinh kế ổn định, lâu dài hơn; dự án không vi phạm phạm vi bảo vệ các di tích lịch sử, danh thắng thiên nhiên đã được công nhận trên địa bàn; địa danh thôn Lộ Diêu và các tổ chức chính trị xã hội của thôn Lộ Diêu được giữ lại như hiện nay.

Lãnh đạo tỉnh Bình Định nói gì khi dân Lộ Diêu lo lắng về dự án gang thép Long Sơn?

Toàn cảnh thôn Lộ Diêu

Theo ông Phạm Anh Tuấn, nếu dự án không đảm bảo các nguyên tắc nêu trên thì tỉnh Bình Định sẽ không chấp thuận thông qua việc trình đề án đầu tư.

“Nhưng tôi đảm bảo rằng, dự án này khi đi vào triển khai và hoạt động, ngoài đóng góp đáng kể cho kinh tế – xã hội của tỉnh và TX.Hoài Nhơn thì bà con sẽ có được cuộc sống tốt hơn nơi ở cũ, tạo sinh kế ổn định, lâu dài hơn. Và tôi cũng khẳng định rằng địa danh thôn Lộ Diêu, di tích lịch sử, danh thắng thiên nhiên và các tổ chức chính trị xã hội của thôn Lộ Diêu vẫn được giữ lại, bảo tồn như hiện nay”, ông Tuấn nói thêm.

Tại sao nhiều người dân không đồng tình với dự án?

Tại buổi lễ, một số người dân Lộ Diêu đã bày tỏ quan điểm không đồng tình với dự án. 

Theo ông Trần Văn Nghĩa (68 tuổi, người dân thôn Lộ Diêu), từ năm 1975 đến nay, người dân thôn Lộ Diêu đã phát triển kinh tế với hơn 60 chiếc thuyền đánh bắt xa bờ và hàng trăm chiếc thuyền nhỏ. Ngoài ra, có rừng núi, có ruộng đất đã cung cấp cho người dân thôn Lộ Diêu ăn uống đầy đủ… 

“Từ thời chống Mỹ, bao nhiêu người có công cách mạng đã ngã xuống tại đây, giặc Mỹ đã dồn ép cho nhân dân Lộ Diêu dời đi. Nhưng người dân Lộ Diêu vẫn kiên quyết bám đất giữ làng… Cho nên tôi xin nêu ý kiến sẽ không đi bất kỳ đâu hết”, ông Nghĩa nói.

Lãnh đạo tỉnh Bình Định nói gì khi dân Lộ Diêu lo lắng về dự án gang thép Long Sơn?

Ông Trần Văn Nghĩa phát biểu ý kiến

Cùng quan điểm với ông Nghĩa, ông Hồ Đức Minh (58 tuổi, người dân Lộ Diêu) đã đưa ra những câu hỏi: “Tại sao chúng ta không làm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch giáo dục…? Bởi vì cái chiến tích của Lộ Diêu có trong lịch sử. Tại sao chúng ta không phát huy để giáo dục cho thế hệ sau, mà chúng ta phải làm như thế”.

Một người dân Lộ Diêu khác cũng đứng lên phát biểu ý kiến: “Sau ngày giải phóng (1975), thôn Lộ Diêu chỉ có 120 hộ dân, đến nay đã phát triển lên hơn 500 hộ dân. Khi mới giải phóng, chúng tôi đi bằng bậc thang, từng bước 1, nơi đây là một thung lũng, đến nay chúng tôi đã có đường rộng rãi, gia đình giàu có, phát triển lên. Về dân sinh, chúng tôi có môi trường ổn định, làm ra tiền thì người già cũng làm được, người trẻ cũng làm được… Từ những lý do đó, chúng tôi không thể đi khỏi đây. Nên mong muốn lãnh đạo tỉnh xem xét dời dự án này đi nơi khác”.

 

Nhà máy nào ảnh hưởng đến môi trường sẽ  bị buộc dừng

Sau khi lắng nghe người dân phát biểu ý kiến, ông Hồ Quốc Dũng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định, chia sẻ: “Thu ngân sách của Bình Định nếu trừ tiền bán đất thì chúng ta chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu chi của tỉnh, 60% phải xin T.Ư. Nếu không xin thì phải tìm đất bán để có chi tiêu”.

Lãnh đạo tỉnh Bình Định nói gì khi dân Lộ Diêu lo lắng về dự án gang thép Long Sơn?

Ông Hồ Quốc Dũng phát biểu tại buổi cung cấp thông tin

Theo ông Hồ Quốc Dũng, để Bình Định đi lên từ nông nghiệp thì sẽ rất khó. Nếu chỉ dựa vào cây lúa, củ khoai thì Bình Định sẽ mãi mãi nghèo. Về vấn đề du lịch, hiện nay vẫn có thể phát triển du lịch một cách bình thường. Nhưng nếu làm du lịch không thì sẽ không có đóng góp đáng kể vào ngân sách. Vì vậy, bên cạnh phát triển nông nghiệp, du lịch cần phải có sự đột phá của công nghiệp.

Về cảng biển thì xưa nay tỉnh Bình Định vẫn luôn dựa vào cảng Quy Nhơn. Cảng này nằm ngay trong lòng TP.Quy Nhơn, rất gần nhưng bãi biển nhưng người dân tắm biển vẫn không bị ảnh hưởng gì. Nhưng cảng Quy Nhơn hiện tại quá chật hẹp, vì vậy muốn phát triển phải mở một cảng mới với công suất trên 20 triệu tấn/năm. 

“Khu vực biển Lộ Diêu của chúng ta rất phù hợp, biển rất là sâu, âm 20 m. Tàu 250.000 tấn có thể ra vào được, chứ không phải chỉ 5.000 tấn như Quy Nhơn”, ông Dũng nói.

Riêng nhà máy gang thép Long Sơn, ông Hồ Quốc Dũng cho biết nhà máy này sẽ gắn liền với cảng biển. Đồng thời, ông Dũng khẳng định bất kỳ nhà máy nào ảnh hưởng đến môi trường sẽ ngay lập tức bị buộc dừng. Ngoài ra, ông Dũng cho rằng dự án này sẽ không ảnh hưởng xấu đến Lộ Diêu.

Theo UBND tỉnh Bình Định, cảng chuyên dùng Khu liên hợp gang thép Long Sơn (giai đoạn 1) ở thôn Lộ Diêu đã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương cho Công ty CP gang thép Long Sơn đầu tư. Cảng có quy mô 10 cầu cảng/2.525 m, tiếp nhận cỡ tàu trọng tải 250.000 DWT, khối lượng bốc dỡ hàng hóa từ 21 – 23 triệu tấn/năm; diện tích sử dụng cảng là 496,9 ha, trong đó có 23 ha đất liền, còn lại mặt biển và 0,47 ha đất thuộc quy hoạch rừng phòng hộ.

Mục đích xây dựng cảng chuyên dùng này nhằm phục vụ cho dự án Khu liên hợp gang thép Long Sơn (ở thôn Lộ Diêu) có vốn đầu tư 53.500 tỉ đồng, công suất 5,4 triệu tấn/năm.

Hai dự án nói trên được kỳ vọng khi hoàn thành sẽ tạo công ăn việc làm cho hơn 7.500 người, ước nộp ngân sách 4.926 tỉ đồng. Khi hoạt động toàn dự án đóng góp khoảng 10.395 tỉ đồng, đóng góp tổng sản phẩm địa phương khoảng trên 20.500 tỉ đồng…

Tuy nhiên, nếu thực hiện 2 dự án trên, toàn bộ dân cư của thôn Lộ Diêu với 566 hộ dân sẽ phải di dời.

 

 

 

PHIM ĐẶC SẮC
Ninh an như mộng
Chuyện gì khó có má lo
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img