Thursday, April 25, 2024

Bàn về tiếng Việt, nhà thơ Lê Minh Quốc nhớ GS Hoàng Như Mai, Lê Đình Kỵ

Xuất bản hàng chục đầu sách hay, trong đó có nhiều tác phẩm “bàn cãi” về tiếng Việt nhưng lúc nào nhà thơ Lê Minh Quốc cũng cảm thấy kiến thức của mình quá nhỏ và luôn biết ơn hai “cây đại thụ” đã khuất là NGND – GS Hoàng Như Mai và NGND – GS Lê Đình Kỵ, hai người thầy đã có công lớn khởi nguồn cho công việc nghiên cứu của ông đến bây giờ.

 

Sáng 31.5, tại Trường cao đẳng Du lịch Sài Gòn (TP.HCM), nhà thơ – nhà nghiên cứu Lê Minh Quốc đã “hoạt náo” trong một buổi nói chuyện hấp dẫn, đầy lý thú về Văn hóa Việt nhìn từ tiếng Việt, dưới góc nhìn một nhà thơ. Tại đây ông chia sẻ, lý giải nhiều thành ngữ, ca dao tục ngữ, câu nói nổi tiếng mà không phải ai cũng đã biết hết và thấu hiểu.

Bàn về tiếng Việt, nhà thơ Lê Minh Quốc nhớ GS Hoàng Như Mai, Lê Đình Kỵ

Thầy Phan Bửu Toàn – Hiệu phó Trường cao đẳng Du lịch Sài Gòn cho rằng: “Việc viết và hiểu tiếng Việt hiện nay trong các bạn sinh viên đa phần nhờ vào sự… trợ giúp của Google và các nền tảng trên mạng là chính”

Bàn về tiếng Việt, nhà thơ Lê Minh Quốc nhớ GS Hoàng Như Mai, Lê Đình Kỵ

Quang cảnh buổi giao lưu với nhà thơ Lê Minh Quốc

Bàn về tiếng Việt, nhà thơ Lê Minh Quốc nhớ GS Hoàng Như Mai, Lê Đình Kỵ

Các em gởi khá nhiều câu hỏi hóc búa đến nhà thơ

Phát biểu mang tính chất đề dẫn, thầy Phan Bửu Toàn – Hiệu phó Trường cao đẳng Du lịch Sài Gòn cho rằng: “Việc viết và hiểu tiếng Việt hiện nay trong các bạn sinh viên đa phần nhờ vào sự… trợ giúp của Google và các nền tảng trên mạng là chính. Vì vậy, nhiều từ ngữ hiểu theo kiểu lập trình sẽ ảnh hưởng đến sự nhận thức và kiến thức của các bạn trẻ, nên những buổi nói chuyện như Văn hóa Việt nhìn từ tiếng Việt thật sự bổ ích”.

Theo nhà nghiên cứu Lê Minh Quốc, “Tiếng Việt của chúng ta vô cùng phong phú, rất giàu và đẹp. Cùng một sự vật, sự việc nhưng người Việt mỗi thời có cách nói, diễn dạt, dùng từ khác nhau. Cũng có từ dần dần lùi vào lãng quên theo thời gian do trải qua năm tháng không ai sử dụng nữa – còn chăng là ca dao, tục ngữ, thành ngữ. Ví dụ: thành ngữ có câu: “Bẻ no mà đếm” ta hiểu thế nào cho đúng? Sự thay đổi cũng khiến cho có từ mỗi nơi mỗi người hiểu một phách, hay lệch sang dị bản: ‘Vênh váo như bố cậu ấm’ hay ‘Vênh váo như bố vợ phải đấm’, ‘Làm cách sạch ruột’ hay ‘Làm khách sạch ruột’…”.

Nhà thơ nói: “Từ lời ăn tiếng nói, dễ dàng nhận ra tính chất nước đôi của người Việt, tức là câu nói đó nhưng tùy góc nhìn, ta hiểu thế nào cũng cảm thấy hợp lý và… không hợp lý. Hoặc một vấn đề nhưng lại lúc này, khi thế kia: “Con mày không bằng con bòi”, “Con mày như con đẻ”. Hay lúc thì: “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”, lúc lại: “Bán anh em xa mua láng giềng gần”. Rất phức tạp!”…

Bàn về tiếng Việt, nhà thơ Lê Minh Quốc nhớ GS Hoàng Như Mai, Lê Đình Kỵ

Nhà thơ Lê Minh Quốc say sưa nói về tiếng Việt

Bàn về tiếng Việt, nhà thơ Lê Minh Quốc nhớ GS Hoàng Như Mai, Lê Đình Kỵ

Các bạn sinh viên dường như vẫn chưa hài lòng

Vì vậy, trong bộ sách Văn hóa Việt nhìn từ tiếng Việt của mình (do NXB Tổng hợp TP.HCM ấn hành), nhà thơ Lê Minh Quốc lý giải những thắc mắc ấy dưới góc nhìn của một người yêu chữ nghĩa, yêu tiếng Việt và là một học trò nhỏ bé của hai “cây cao bóng cả” – GS Hoàng Như Mai và GS Lê Đình Kỵ. 

“Nếu đọc kỹ sách của tôi, các bạn sẽ thấy nội dung sách xoay quanh một chữ ‘ăn’: Dích dắc dập dìu dư dí dỏm – bàn về ăn học, ăn ở; Chơi chữ, Chanh chua, Chan chát chữ – bàn về ăn uống, ăn chơi; Lưỡi lươn lẹo lẹ làng lắt léo – bàn về ăn nói cười chơi, tất nhiên là tương đối không thể tách bạch rạch ròi. Nói đến ngữ nghĩa sâu sắc của tiếng Việt, tôi lại càng nhớ nhiều về hai người thầy lớn đã khuất của mình là NGND – GS Hoàng Như Mai và NGND – GS Lê Đình Kỵ”, nhà thơ Lê Minh Quốc bùi ngùi.

Hẳn mọi người đều biết GS Hoàng Như Mai và NGND Lê Đình Kỵ là hai trong số những bậc thầy dạy văn chương hay nhất ở bậc đại học ở nước ta suốt hơn nửa thế kỷ qua. Mỗi bài giảng trên lớp của hai thầy không chỉ cuốn hút sinh viên chuyên ngành văn mà cả nhiều sinh viên của các ngành triết, sử, địa…

Những ngày ấy, nhà thơ Lê Minh Quốc vừa đi bộ đội về, vào giảng đường khoa văn (Trường ĐH Tổng hợp TP.HCM) rộng mênh mông, nhìn bóng hai thầy từ xa đã… khiếp sợ, chứ đâu dám nghĩ sau này dám bước tiếp con đường của hai thầy. 

Bàn về địa danh Tắc Cậu trong câu ca: “Con rạch Cái Thia chảy về Tắc Cậu. Con sáo qua sông con sáo đậu… hiên nhà. Trời tháng tư em mặc áo hoa cà. Qua ngõ nhà anh, em kéo nghiêng vành nón, giả bộ vô tình làm rớt cánh bằng lăng…” hay địa danh độc nhất vô nhị của Việt Nam là Thiềng Liềng (Cần Giờ), nhà nghiên cứu Lê Minh Quốc phân tích: “Tắt: Con kinh đào băng ngang hai con sông lớn chỉ việc đi lại hai nơi được dễ dàng (Bùi Thanh Kiên – Phương ngữ Nam Bộ – NXB Hội Nhà văn 2015, trang 1298). Sự việc rõ ràng rành rành đến thế nhưng hiện nay người ta vẫn quen viết Tắc Cậu. Cũng y vậy, địa danh Thiềng Liềng từ nguồn gốc ban đầu nhằm chỉ vùng đất có nhiều ‘cây ngãi thấp’ như Đại Nam quấc âm tự vị giải thích. Nếu đúng lý ra như vậy phải ghi là Thiền Liền thì bỗng dưng cho thêm chữ g vào, lại trở thành… đúng”.

Bàn về tiếng Việt, nhà thơ Lê Minh Quốc nhớ GS Hoàng Như Mai, Lê Đình Kỵ

Càng học, càng khám phá tiếng Việt nhà thơ Lê Minh Quốc lại càng thấy thích thú

Bàn về tiếng Việt, nhà thơ Lê Minh Quốc nhớ GS Hoàng Như Mai, Lê Đình Kỵ

Các sinh viên chơi những trò chơi sắp chữ

Bàn về tiếng Việt, nhà thơ Lê Minh Quốc nhớ GS Hoàng Như Mai, Lê Đình Kỵ

Buổi giao lưu diễn ra trong 3 tiếng đồng hồ nhưng mọi người vẫn say sưa ngồi lại

Càng học, càng khám phá tiếng Việt, nhà thơ Lê Minh Quốc lại càng thấy thích thú. Ông say sưa, đau đáu với từng trang viết mà mỗi khi đặt dấu chấm hết cho một cuốn sách mới hoàn thành, ông cảm thấy lòng mình thanh thản, nhẹ nhàng khi mọi ý tưởng, suy nghĩ trong đầu đã thành hình, chuyển tải thành công đến người đọc. 

“Tôi mong rằng qua buổi nói chuyện Văn hóa Việt nhìn từ tiếng Việt hôm nay sẽ có nhiều bạn trẻ yêu hơn tiếng nước mình và tiếp bước con đường mà các thầy là GS Hoàng Như Mai và NGND Lê Đình Kỵ cùng tôi đã đi qua. Mong các bạn trẻ tiếp tục nghiên cứu để chúng ta cùng chung tay ngày càng làm giàu và phong phú thêm tiếng Việt”, nhà nghiên cứu – nhà thơ Lê Minh Quốc nhắn nhủ.

 
 

 

 

 

PHIM ĐẶC SẮC
Ninh an như mộng
Chuyện gì khó có má lo
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img