Friday, April 26, 2024

Bình Thuận: Khai thác cát loạn xạ cày nát vùng quê



Bãi khai thác cát khổng lồ của Công ty TNHH Tân – Thịnh – Thiện, chẳng những cày nát gần 100 ha “ngoài diện tích” mà còn làm náo loạn vùng quê bởi lực lượng xe ben vận chuyển rầm rập ngày đêm

Những hình ảnh ghi lại vào cuối tháng 6/2021 cho thấy bãi khai thác cát này đã ngang nhiên “mở rộng” đến khoảng 100 ha, vượt xa diện tích được cấp phép. Từ một diện tích vài ha được cấp phép, công ty này đã nhanh chóng bành trướng ra xung quanh khiến cả khu vực như một ốc đảo bị cày nát giữa mảng xanh làng mạc trung du. Cát khai thác tại đây được tập trung vào khu vực khoảng 3ha để tẩy rửa rồi theo các xe tải, gầm rú trên những con đường làng dài khoảng 1km, đổ ra quốc lộ 1A rồi phóng đi nhiều nơi

Doanh nghiệp tư nhân Tân – Thịnh – Thiện thuộc thôn Lập Phước, xã Tân Lập, huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) bắt đầu hoạt động từ tháng 11/2007 với ngành nghề sản xuất sản phẩm từ đất sét. Trải qua thời gian hàng chục năm, doanh nghiệp này đã “lên đời” bằng cách thuê đất và khai thác khoáng sản, đồng thời cũng đổi thành Công ty TNHH Tân – Thịnh – Thiện.

Trong khi gần chục bãi khai thác cát ở xã Tân Lập bị bắt quả tang khai thác cát lậu hoặc vận chuyển trái phép, thậm chí có bãi bị phạt đến 4, 5 lần, thì Tân – Thịnh – Thiện lại ung dung “qua ải”. Ông Phạm Anh Tùng, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Lập, hé lộ mánh khóe: “Thời gian qua, Tổ kiểm tra khoáng sản xã Tân Lập phục kích bắt quả tang 4 vụ khai thác cát khu vực núi Nhọn, nhưng mỗi lần đều có 1 tài xế đứng ra nhận thay vụ việc, UBND xã chỉ xử phạt vi phạm hành chính theo quy định, khó quy kết kẻ chủ mưu được”.

Trong một lần đi thực tế khảo sát ở xã Tân Lập hồi trung tuần tháng 6/2021, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Thuận Phan Văn Đăng nhận định: Tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trong thời gian qua đã gây bức xúc rất lớn trong dư luận và nhân dân. Đồng thời, vấn đề này cũng cho thấy có sự buông lỏng trong công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản của các địa phương.

Theo ông Đỗ Văn Thái – Phó Giám đốc Sở TN & MT Bình Thuận, 6 tháng đầu năm 2021, đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh do Sở TN & MT chủ trì phối hợp Phòng Cảnh sát bảo vệ môi trường, cùng với các huyện kiểm tra, xử lý hơn 200 vụ khai thác, vận chuyển đất cát trái phép, xử phạt vi phạm hành chính, nộp tiền tương ứng tang vật vi phạm 4 tỷ đồng. Nổi rõ, UBND tỉnh chỉ đạo chuyển Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh tiến hành điều tra 2 vụ/2 đối tượng (ở Tân Lập, Hàm Thuận Nam; Sơn Mỹ, Hàm Tân) về hành vi “Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên” theo Điều 227 Bộ luật Hình sự. Nhiều vụ việc vi phạm trên đều hiện diện ở các huyện, thị: La Gi 45 vụ, Đức Linh 38 vụ, Tuy Phong 30 vụ, Hàm Tân 10 vụ, Tánh Linh 5 vụ, Hàm Thuận Nam 6 vụ, Bắc Bình 4 vụ, Hàm Thuận Bắc 4 vụ… Các con số này cho thấy tình trạng khai thác đất cát vẫn còn diễn ra nhiều nơi, chưa kể các vụ không bắt quả tang được!

Điều đáng quan ngại là chẳng những các doanh nghiệp khai thác theo kiểu tận thu, mở rộng trái phép diện tích, mà trong quá trình vận chuyển đã gây náo loạn cả khu vực, cày nát những con đường vốn chỉ dành cho cư dân địa phương đi lại. Những “hung thần” này đã làm đảo lộn cuộc sống yên bình của người dân mà không phải chịu bất kỳ trách nhiệm đền bù nào. Điều đó đi ngược lại hoàn toàn với chủ trương của tỉnh Bình Thuận, thể hiện trong Quyết định số 03/2019/QĐ-UBND ngày 17/01/2019 của UBND tỉnh Bình Thuận. Tại khoản 2, điều 17 của Quyết định 03 nêu rõ “Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản chỉ được khai thác trong ranh giới được cấp phép, thuê đất; khai thác tối đa khoáng sản chính, khoáng sản đi kèm và bảo vệ tài nguyên khoáng sản; phải thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo phương án được duyệt, bảo đảm an toàn lao động; thực hiện việc khai thác, sử dụng nguồn nước, thu gom, xử lý nước thải trong quá trình khai thác khoáng sản theo đúng quy định; bồi thường các thiệt hại do hoạt động khoáng sản gây ra; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và báo cáo cuối cùng; phục hồi môi trường, đất đai, kết cấu hạ tầng giao thông trong khai thác khoáng sản trong và sau khi khai thác hết toàn bộ hoặc một phần trữ lượng khoáng sản theo giấy phép đã cấp; chấp hành các quy định về quản lý hành chính, xã hội; nộp lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản tại Sở Tài nguyên và Môi trường; ký quỹ bảo vệ môi trường; nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và các khoản phí và thuế khác theo quy định; chịu sự giám sát, kiểm tra, thanh tra của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền”

Phải chăng ông chủ Tôn Thất Hậu của Công ty TNHH Tân – Thịnh – Thiện đang có được sự ưu ái?

 

 

 

Hãy cài đặt Bluezone để bảo vệ mình, bảo vệ mọi người. Để cài đặt ứng dụng này trên điện thoại, cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào trang https://www.bluezone.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.

Bước 2: Sau khi tải về, ứng dụng sẽ yêu cầu cho phép sử dụng Bluetooth để ghi nhận tiếp xúc với những người dùng đã cài đặt Bluezone khác. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên.

Bước 3: Sau khi cài đặt xong, bấm Quét xung quanh. Nếu có người ở gần bạn dưới 2m đã sử dụng Bluezone, ứng dụng sẽ tự động nhận diện những người dùng này và xếp vào danh sách đã tiếp xúc.



PHIM ĐẶC SẮC
Ninh an như mộng
Chuyện gì khó có má lo
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img