Sở Xây dựng Lâm Đồng vừa có kết luận giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng, sập sê nô tại tu viện cổ ở Đà Lạt làm 2 công nhân thiệt mạng.
Ngày 7.7 Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng cho biết sau hơn 3 tháng tổ chức kiểm định, giám định, đơn vị này đã có kết luận giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng tại tu viện cổ ở TP.Đà Lạt (nay thuộc ĐH Kiến trúc TP.HCM), làm 2 công nhân thiệt mạng.
![]() Việc tháo dỡ các khối nhà ở tu viên cổ để sửa chữa đang tạm dừng từ ngày 9.3 ẢNH: LÂM VIÊN |
Vì sao sê nô bị sập?
Đại diện Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM cho biết, từ ngày xảy ra sự cố đến nay, toàn bộ công trình tạm ngưng thi công.
![]() Hiện trường sê nô tu viện cổ bị sập đè 2 công nhân thiệt mạng ẢNH: LÂM VIÊN |
Quá trình tháo dỡ mái, dựa vào mô hình phân tích lực và kết quả tính toán nhận thấy khi tháo dỡ hệ thống mái và vì kèo mái sẽ dẫn đến triệt tiêu toàn bộ lực chống lật dẫn đến momen chống lật lúc này bằng 0, nên cấu kiện sê nô sẽ bị mất ổn định dẫn đến sê nô đổ sập. Hậu quả, có 2 công nhân làm việc bên dưới bị sê nô đè thiệt mạng.
![]() Sau khi xảy ra sự cố công trình xây dựng làm 2 công nhân thiệt mạng, đơn vị thi công mới giăng dây cảnh báo nguy hiểm ẢNH: LÂM VIÊN |
Trách nhiệm thuộc về ai?
Bên cạnh đó, nhà thầu thi công là Công ty CP đầu tư và thương mại quốc tế Huy Hoàng, trong quá trình thi công xây dựng khối nhà E, chưa thực hiện đầy đủ các biện pháp ngăn ngừa sự cố tại khu vực có yếu tố nguy hiểm có thể xảy ra tại công trường, hướng dẫn cảnh báo người lao động nhận diện, theo quy định tại Điều 3 Nghị định 06/2021/NĐ-CP ngày 26.1.2021 của Chính phủ.
![]() Hiện nay chỉ còn nhà nguyện trong cụm kiến trúc tu viện cổ chưa bị tác động ẢNH: LÂM VIÊN |
Đề nghị xử phạt từ 20 – 30 triệu đồng
Căn cứ các quy định pháp luật trong lĩnh vực hoạt động xây dựng công trình, Sở Xây dựng yêu cầu UBND TP.Đà Lạt lập hồ sơ xử lý vi phạm hành chính đối với nhà thầu thi công và nhà thầu giám sát công trình về hành vi “không có biển báo đề phòng tai nạn, không bố trí người hướng dẫn tại những vị trí nguy hiểm trên công trường” được quy định tại điểm d khoản 2 Điều 31 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27.11.2017 của Chính Phủ. Với mức phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng
![]() Mặt sau khối nhà E tu viện cổ ở Đà Lạt trước khi phá dỡ ẢNH: LÂM VIÊN |
Đối với Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM, căn cứ kết quả kiểm định thì hạng mục công trình khối nhà E thuộc cấp nguy hiểm C, khả năng chịu lực của một bộ phận kết cấu không thể đáp ứng được yêu cầu sử dụng bình thường, xuất hiện tình trạng nguy hiểm cục bộ. Vì vậy đề nghị chủ đầu tư báo cáo người quyết định đầu tư xem xét phương án tháo dỡ phần hiện trạng công trình khối nhà E tạo cảnh quan sân vườn hoặc xây dựng lại theo hình thức kiến trúc ban đầu.
![]() Kiến trúc độc đáo, cổ kính của tu viện cổ ở Đà Lạt ẢNH: LÂM VIÊN |
Đồng thời để đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng các hạng mục còn lại của dự án, đề nghị chủ đầu tư tổ chức rà soát, đánh giá lại mức độ an toàn các khối nhà A, B, C, D của tu viện cổ ở TP.Đà Lạt báo cáo kết quả về người quyết định đầu tư trước khi tiếp tục thi công công trình.
Nguồn: thanhnien.vn
Bước 1: Truy cập vào trang https://www.bluezone.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.
Bước 2: Sau khi tải về, ứng dụng sẽ yêu cầu cho phép sử dụng Bluetooth để ghi nhận tiếp xúc với những người dùng đã cài đặt Bluezone khác. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên.
Bước 3: Sau khi cài đặt xong, bấm Quét xung quanh. Nếu có người ở gần bạn dưới 2m đã sử dụng Bluezone, ứng dụng sẽ tự động nhận diện những người dùng này và xếp vào danh sách đã tiếp xúc.