Chủ đầu tư khu công nghiệp, cụm công nghiệp hoàn toàn có thể đảm nhiệm vị trí là cầu nối, giúp khách hàng tháo gỡ khó khăn trong quá trình quản lý nhân sự.
Các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Sau hơn 30 năm phát triển, công tác quản lý KCN, CCN nước ta ngày càng chuyên nghiệp, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài đến làm việc và hoạt động tại Việt Nam. Điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam đang dần trở thành một trong những điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất thế giới.
Tuy nhiên, trước vận hội mới, KCN và CCN Việt Nam cũng cần có những cải tiến mới để đáp ứng nhu cầu khắt khe hơn của các doanh nghiệp nước ngoài. Một trong số đó chính là vấn đề quản lý nhân lực. Nhân lực được coi là bộ phận nòng cốt, quyết định kết quả sản xuất và sự phát triển của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đây cũng là công tác được nhiều nước phát triển triển khai. Vì vậy, Việt Nam càng không thể bỏ qua vấn đề này.
Hiện, Việt Nam đang quản lý nhân lực khá rời rạc, theo kiểu các doanh nghiệp tự tuyển dụng, đào tạo và phát triển theo chính sách riêng. Cách làm này tuy mang lại sự chủ động cho doanh nghiệp nhưng đôi khi cũng làm khó nhà đầu tư nếu chưa quen với các thủ tục sử dụng lao động tại nước ta. Thậm chí, điều này còn tạo lỗ hổng về nguy cơ vi phạm luật Lao động.
Ngoài ra, trong đợt bùng phát COVID-19 vừa qua, nhiều KCN, CCN trở thành điểm nóng lây nhiễm COVID-19 nhưng vì không có cơ chế quản lý từ trên xuống, các doanh nghiệp nước ngoài thường bị động trong việc ứng phó tình hình. Từ đó khiến dịch bệnh lây lan rộng, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và đời sống công nhân. Những ví dụ tại Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang chính là bài học cho chúng ta. Điều này cũng cho thấy tính cấp thiết của công tác quản lý nhân lực.
Với tư cách là nhà phát triển CCN, chúng tôi cho rằng, chìa khoá của vấn đề chính là các chủ đầu tư KCN, CCN. Các chủ đầu tư KCN, CCN là những người hiểu rõ nhất quy định pháp luật cũng như yêu cầu của từng đối tác. Do đó, họ hoàn toàn có thể đảm nhiệm vị trí là cầu nối, giúp khách hàng tháo gỡ khó khăn trong quá trình quản lý nhân sự. Các chủ đầu tư cần đóng vai trò đầu mối quản lý nhân lực như: tuyển dụng, đào tạo, đảm bảo chế độ theo luật Lao động cũng như chăm lo đời sống của anh chị em công nhân, cán bộ làm việc tại KCN, CCN.
Bên cạnh lý do hỗ trợ khách hàng, việc chủ đầu tư tham gia vào công tác quản lý nhân lực còn góp phần đảm bảo cuộc sống của cán bộ, công nhân, giúp người lao động yên tâm cống hiến cho doanh nghiệp. Cụ thể, những vấn đề như nhà ở cho công nhân, đào tạo cũng như các hoạt động tinh thần cho công nhân luôn được coi là những vấn đề còn nhiều tồn tại. Do đó, chủ đầu tư KCN, CCN hoàn toàn có thể chủ động triển khai xây nhà ở cho công nhân trong toàn khu, tiết kiệm thời gian, chi phí.
Ngoài ra, khi nắm vững dữ liệu nhân lực của toàn khu, chủ đầu tư cũng dễ dàng trong việc đề xuất, liên kết các chương trình đào tạo, để cung cấp nhân lực chất lượng cao cho doah nghiệp, góp phần tạo nên lớp công nhân lành nghề cho nước nhà. Đặc biệt, khi chủ đầu tư kết nối được nhân lực thì có thể tạo nên một cộng đồng gắn kết. Đây là tiền đề tạo nên thành công cho các hoạt động tập thể hoặc các chương trình chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm giữa các doanh nghiệp.
Với những lợi ích trên đây, tôi cho rằng việc chủ đầu tư tham gia vào công tác quản lý nhân lực là chuyện cấp thiết. Mặc dù những bước đầu còn nhiều khó khăn nhưng đây sẽ là bước chuyển mình để Việt Nam ứng đáng là điểm đến hàng đầu cho các nhà đầu tư quốc tế.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần chủ động trong vấn đề quản lý nhân sự. Khi gặp vấn đề về nhân sự, doanh nghiệp Việt Nam thường hay đổ lỗi cho chính sách, cho chương trình đào tạo và sau đó cứ chứng kiến cảnh nhân sự của mình đi ra, đi vào. Vì vậy, doanh nghiệp cần có tính chủ động trong việc đối mặt với vấn đề này. Trong doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp hay nhìn vào bảng báo cáo tài chính của mình, hay quan tâm đến tài sản của mình như đầu tư và nhiều vấn đề khác. Nhưng ai đang vận hành tài sản của doanh nghiệp? Tài sản lớn nhất trong doanh nghiệp của mình chính là nhân sự. Nhân sự đang vận hành khối tài sản bằng tiền và tạo nên tiền cho doanh nghiệp. Đây là điều mà bản thân chủ doanh nghiệp thường quên đi mất.
Không chỉ vậy, bên cạnh việc quan tâm đến các kỹ năng nghề của người lao động thì người chủ lao động cần quan tâm đến kỹ năng mềm, văn hoá doanh nghiệp cũng như lối sống trong doanh nghiệp của người lao động. Đây là những tảng băng chìm mà các chủ doanh nghiệp cần phải quan tâm bởi nhiều nơi doanh nghiệp trả lương cho người lao động rất cao nhưng họ vẫn bỏ việc vì văn hoá doanh nghiệp đi xuống.
Việc xây dựng được niềm tin, kỹ năng sẽ giúp doanh nghiệp giữ chân được lao động. Nếu doanh nghiệp không tạo được môi trường tốt thì sẽ mãi chứng kiến cảnh công nhân bỏ đi và rời khỏi doanh nghiệp.
Nguồn: diendandoanhnghiep.vn
Bước 1: Truy cập vào trang https://www.bluezone.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.
Bước 2: Sau khi tải về, ứng dụng sẽ yêu cầu cho phép sử dụng Bluetooth để ghi nhận tiếp xúc với những người dùng đã cài đặt Bluezone khác. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên.
Bước 3: Sau khi cài đặt xong, bấm Quét xung quanh. Nếu có người ở gần bạn dưới 2m đã sử dụng Bluezone, ứng dụng sẽ tự động nhận diện những người dùng này và xếp vào danh sách đã tiếp xúc.