Thursday, April 25, 2024

Có phải vua Chế Mân cho xây tháp để thờ Po Klaung Garai?



Po Klaung Garai là cụm tháp Chăm thuộc loại lớn và còn nguyên vẹn nhất trong số các cụm tháp Chăm hiện còn lại trên giải đất miền Trung, tọa lạc tại đồi Trầu, phường Đô Vinh, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.

Có phải vua Chế Mân cho xây tháp để thờ Po Klaung Garai?

 

Rất nhiều tài liệu ghi chép lại rằng, tương truyền, cụm tháp này do vua Jaya Simhavarman III (được sử Việt gọi là Chế Mân) cho xây dựng vào giai đoạn cuối thế kỷ XIII để thờ vua Po Klaung Garai.
Chế Mân (Jaya Simhavarman III) là vị vua nổi tiếng của Champa (trị vì từ 1288 – 1307), được biết đến với chiến công kháng chiến chống quân Nguyên – do Toa Đô cầm đầu – từ khi còn là Thái tử Harijit, vào những năm 1282- 1284.
Có phải vua Chế Mân cho xây tháp để thờ Po Klaung Garai?

Tượng thần Siva múa, nơi trán cửa tháp chính

ẢNH: NAM HOA

Po Klaung Garai, ở bài trước đã phân tích, là một vị vua cũng rất nổi tiếng của người Chăm, trị vì Champa trong khoảng giai đoạn từ 1151 – 1205. Vậy, có phải Chế Mân cho xây tháp để thờ Po Klaung Garai như truyền thuyết hay nhiều tài liệu ghi lại?

Cụm tháp trên đồi Trầu được thờ phụng Po Klaung Garai từ khi nào?

Po Klaung Garai được ghi nhận là nhân vật có thật và trị vì vương quốc Champa trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ XII.
Giai đoạn này, tín ngưỡng của người Champa mang ảnh hưởng đậm nét Hindu giáo, vì vậy cái tên “Po Klaung Garai” chắc chắn là cái tên về sau này mới xuất hiện, còn tên hiệu của vua Champa thuở đó phải là một cái tên mang sự kết hợp của vương quyền và thần quyền (có thể là Suryavarman hoặc Jaya Indravarman IV, như bài viết trước đã phân tích).
Theo cuốn Kiến trúc Champa trong lịch sử (Lê Đình Phụng – Phạm Văn Triệu, NXB Khoa học Xã hội 2021) khi nhóm nghiên cứu của TS. Lê Đình Phụng nghiên cứu các hiện vật từ “sưu tập các kho báu của vua Chăm” tại hai địa điểm ở Ninh Thuận được cho là đang cất giữ đồ thờ của đền thờ Po Klaung Garai, thì các hiện vật này được chế tác vào khoảng thế kỷ XVII – chính là giai đoạn có sự thay đổi lớn trong tín ngưỡng của người Chăm, chuyển từ việc mang đậm dấu ấn Hindu giáo sang tín ngưỡng mang đậm màu sắc bản địa, mà một trong các biểu hiện dễ thấy là các đền tháp trước đây để thờ các vị thần Hindu giáo, nay đã chuyển sang thờ phụng các vị thần bản địa, hoặc các vị anh hùng dân tộc của người Chăm.
Có phải vua Chế Mân cho xây tháp để thờ Po Klaung Garai?

Hai trụ đá cửa tháp chính với những dòng bia ký nói về việc vua Chế Mân xây tháp

ẢNH: NAM HOA

Tài liệu Tháp cổ Champa (Ngô Văn Doanh, NXB Văn hóa – Văn nghệ 2019) cũng cho rằng, Mukhalinga (tượng thờ Po Klaung Gara dưới dạng Linga) trong tháp chính cũng là tác phẩm điêu khắc giai đoạn cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII.
Như vậy, có thể coi từ thế kỷ XVII người Chăm mới thờ phụng Po Klaung Garai tại ngôi đền tháp trên đồi Trầu, và gọi luôn tên ngôi đền là đền Po Klaung Garai.
Vậy cụm tháp này có phải do vua Chế Mân (Jaya Simhavarman III) xây và ban đầu thờ phụng ai?

Cụm đền tháp “Po Klaung Garai”

Cũng tài liệu Kiến trúc Champa trong lịch sử của TS. Lê Đình Phụng cho rằng cụm tháp này “được xây dựng vào đầu thế kỷ XIV, dưới triều đại vua Chế An Nan (1318 – 1342)”. Theo tài liệu Tìm hiểu cộng đồng Chăm tại Việt Nam (của TS. Nguyễn Văn Huy), trị vì vương quốc trong giai đoạn 1318 – 1336 là vị vua được sử Việt gọi là Chế A Năng (hoặc Chế An Nan – có thể sai lệch do cách phát âm) vốn là một tướng lĩnh Champa (được cho là mang tên Patalthor) do Đại Việt đưa lên ngôi, sau khi nhà Trần đem quân sang đánh Champa do những mâu thuẫn giữa hai nước về hai châu Ô, Rí sau cái chết của Chế Mân năm 1307.
Do Chế A Năng không thuộc hoàng tộc Champa nên cũng liên tục bị triều thần Champa chống đối cho tới năm 1226, ông ta phải sai sứ xin nhà Nguyên công nhận. Việc đó khiến cho nhà Trần lại đem quân sang đánh (nhưng bị Champa đẩy lùi). Năm 1336, Chế A Năng mất, con ruột và con rể ông ta tranh nhau ngôi báu trong 6 năm, đến 1342, con rể ông ta mới chính thức lên ngôi (sử Việt gọi là Trà Hoa Bồ Đề).
Như vậy trong giai đoạn 1318 – 1342 tình hình Champa bất ổn kéo dài với những cuộc chiến với Đại Việt cũng như tranh giành nội bộ, khả năng cụm tháp Po Klaung Garai được xây dựng vào khoảng thời gian này không được hợp lý lắm.
Theo tài liệu Tháp cổ Champa của TS. Ngô Văn Doanh, cụm tháp này được vua Jaya Simhavarman III (Chế Mân) xây dựng vào cuối thế kỷ XIII – tức là sớm hơn một chút so với nhận định của TS. Lê Đình Phụng.
Có phải vua Chế Mân cho xây tháp để thờ Po Klaung Garai?

Một bia ký có khắc chữ ở nhiều mặt đá

ẢNH: NAM HOA

Tháp cổ Champa cũng dẫn rằng, những dòng bia ký được khắc trên hai trụ đá nơi cổng tháp thờ trung tâm nói về việc “vua Jaya Simhavarman III dâng đất đai và nô lệ cho thần Jaya Simhalingesvara”, đây là vị thần – vua (Siva – Simhavarman). Như vậy rõ ràng, theo văn bia nơi trụ cửa tháp thờ, vua Chế Mân xây đền tháp này để thờ vị thần – vua mà ông ta mang danh, chứ không phải để thờ vị vua tiền nhiệm nào đó mà sau này được dân Chăm gọi là Po Klaung Garai.
Bằng những khảo cứu khoa học, các nhà nghiên cứu đều cho rằng những ngôi tháp hiện còn lại ở cụm tháp Po Klaung Garai đúng là có niên đại ở thời trị vì của Chế Mân. Tuy nhiên rất có thể ở khu vực này trước đó đã có những công trình khác được xây dựng (và đã bị sụp đổ) bởi tại khuôn viên khu tháp còn một số bia ký có niên đại năm 1050, nói về việc hai vị hoàng thân Champa đã xây dựng một số công trình tại đây. 

 

 

 

Hãy cài đặt Bluezone để bảo vệ mình, bảo vệ mọi người. Để cài đặt ứng dụng này trên điện thoại, cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào trang https://www.bluezone.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.

Bước 2: Sau khi tải về, ứng dụng sẽ yêu cầu cho phép sử dụng Bluetooth để ghi nhận tiếp xúc với những người dùng đã cài đặt Bluezone khác. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên.

Bước 3: Sau khi cài đặt xong, bấm Quét xung quanh. Nếu có người ở gần bạn dưới 2m đã sử dụng Bluezone, ứng dụng sẽ tự động nhận diện những người dùng này và xếp vào danh sách đã tiếp xúc.



PHIM ĐẶC SẮC
Ninh an như mộng
Chuyện gì khó có má lo
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img