Trong Đề án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông địa bàn TP.HCM giai đoạn 2020 – 2030, Thành phố ưu tiên cho phát triển giao thông thủy bằng việc xây mới 5 cảng.
Theo đề án này, trong giai đoạn 2021 – 2025, TP.HCM sẽ đầu tư xây dựng thêm 5 cảng mới gồm: cụm cảng trung chuyển – ICD (phường Long Bình, TP.Thủ Đức), với quy mô xây dựng 50ha; cảng thủy nội địa Khu Công nghệ cao TP.HCM (Trung tâm logistics Khu công nghệ cao TP.HCM), với quy mô 6ha; cảng cạn ICD khu vực Củ Chi (Trung tâm logistics Củ Chi), với quy mô tối thiểu là 10ha; cảng thủy nội địa tổng hợp quốc tế ITC và cảng hành khách Mũi Đèn Đỏ (quận 7).
Theo Sở Giao thông Vận tải TP.HCM, để nghiên cứu xây 5 cảng này, hiện UBND Thành phố đang giao các Sở, ngành tính toán, cân đối và bổ sung nguồn vốn sớm để có cơ sở triển khai các dự án. Tổng nguồn vốn đầu tư xây mới là 8.670 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Thành phố là 870 tỷ đồng, còn lại là vốn từ Trung ương và vốn đầu tư công tư (PPP).
Ông Bùi Hòa An – Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP.HCM cho biết, TP.HCM là địa phương đặc biệt với lợi thế gần 1.000 km đường thủy đi qua, phần lớn được quy hoạch và tổ chức quản lý. Tuy Thành phố đã phát triển nhiều tuyến vận tải thủy, cải tạo các cảng bến nhưng vẫn chưa khai thác hết tiềm năng do thiếu nguồn lực.
“Việc xây dựng và đưa vào khai thác 5 cảng mới cũng như nâng cấp những cảng hiện hữu, nạo vét luồng, đầu tư hàng loạt tuyến thủy nội địa… trong giai đoạn 2021 – 2015 sẽ góp phần phát huy tốt lợi thế 1.000 km đường thủy của Thành phố và đặc biệt có thể san sẻ 60% với vận tải đường bộ”, ông An nhận định.
Ông An đánh giá, khi cụm cảng cạn ICD Củ Chi, cảng thủy nội địa Khu Công nghệ cao TP.HCM, cảng thủy nội địa tổng hợp quốc tế ITC đi vào hoạt động, ngoài giúp san sẻ với cảng Cát Lái, còn giảm cự ly, chi phí vận chuyển cho doanh nghiệp.
Ngoài xây mới 5 cảng, để phát huy thế mạnh sông nước, phát triển hệ thống giao thông thủy, TP.HCM còn có kế hoạch nâng cấp, mở rộng, chỉnh trang 7 bến cảng hiện hữu với tổng vốn đầu tư gần 14.000 tỷ đồng.
Cùng với việc đầu tư cảng mới, Thành phố sẽ ưu tiên đầu tư các tuyến đường kết nối đến khu cảng Hiệp Phước (huyện Nhà Bè) nhằm phát huy công suất của cảng Hiệp Phước, trong đó đang tiếp tục thực hiện giai đoạn 3 nâng cấp đường Nguyễn Hữu Thọ.
“Sở Giao thông Vận tải TP.HCM cũng hoàn chỉnh đầu tư giao thông đường bộ kết nối hạ tầng với hệ thống cảng biển Cát Lái trên sông Đồng Nai để khai thác tối đa năng lực hàng hóa xuất nhập khẩu thông qua cảng như: nút giao Mỹ Thủy, đường Nguyễn Thị Định, đường liên cảng Cát Lái – Phú Hữu, đường Nguyễn Duy Trinh…”, ông An thông tin thêm.
Ông Bùi Văn Quản – Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.HCM cho rằng, việc Thành phố đầu tư mới các cảng nêu trên là rất cần thiết. Tuy nhiên, để sớm tạo thuận tiện cho vận tải hàng hóa thì Thành phố cần tập trung song song hoàn chỉnh kết nối hạ tầng cho cảng Hiệp Phước, nhằm khai thác hết công suất của cảng này.
“Hiện tuyến đường chính Nguyễn Hữu Thọ dẫn vào cảng Hiệp Phước quá nhỏ, thường xuyên ùn tắc giao thông nên tàu không dám cập cảng, trong khi phương tiện từ các tỉnh miền Tây thay vì vào cảng Hiệp Phước thuận tiện hơn thì phải mất thời gian đến cảng Cát Lái lấy hàng, khiến tình trạng giao thông quanh cảng Cát Lái thường xuyên quá tải”, ông Quảng phân tích.
Do đó, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hàng hóa TP.HCM Bùi Văn Quản đề nghị Thành phố sớm nâng cấp mở rộng đường Nguyễn Hữu Thọ. Đồng thời, ông Quản cũng cho rằng, hệ thống cảng cạn hỗ trợ logistics cần phân bố đều và khi xây dựng phải chú trọng đến các tuyến giao thông kết nối.
Hiện nay, TP.HCM có tổng cộng 302 bến thủy nội địa bao gồm các bến hành khách, bến hàng hóa. Các bến thủy này đã vận chuyển hàng triệu lượt hành khách và hàng triệu tấn hàng hóa mỗi năm từ TP.HCM về các tỉnh miền Tây. Tuy nhiên, do chủ yếu khai thác cảng trung chuyển hàng hóa Trường Thọ nên gây ùn tắc giao thông cửa ngõ phía Đông trên xa lộ Hà Nội, công suất khai thác vượt quy hoạch.
Trong khi đó, các cảng thủy nội địa mới như cảng Long Bình, TP Thủ Đức chưa được đầu tư để giải phóng áp lực giao thông cho khu cảng Trường Thọ. Hệ thống bến thủy nội địa chưa được quy hoạch cụ thể, hoạt động tạm, nhỏ lẻ, chưa được đầu tư xây dựng cầu bến và trang thiết bị bốc dỡ hàng hóa hiện đại, do đó chưa nâng cao được sản lượng hàng hóa thông qua bến thủy nội địa.
Do đó, trong Đề án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông giai đoạn 10 năm tới, ngoài việc đầu tư hệ thống cảng, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM còn đề xuất đưa vào quy hoạch 412 vị trí đầu tư xây dựng bến thủy nội địa. Các vị trí này gồm 174 bến hàng hóa, 13 bến chuyên dùng, 175 bến hành khách, 28 bến khách ngang sông và 22 bến tổng hợp, khai thác triệt để gần 1.000 km sông ngòi, kênh rạch trên địa bàn TP.HCM.
Nguồn: diendandoanhnghiep.vn
Bước 1: Truy cập vào trang https://www.bluezone.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.
Bước 2: Sau khi tải về, ứng dụng sẽ yêu cầu cho phép sử dụng Bluetooth để ghi nhận tiếp xúc với những người dùng đã cài đặt Bluezone khác. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên.
Bước 3: Sau khi cài đặt xong, bấm Quét xung quanh. Nếu có người ở gần bạn dưới 2m đã sử dụng Bluezone, ứng dụng sẽ tự động nhận diện những người dùng này và xếp vào danh sách đã tiếp xúc.