Thursday, November 28, 2024

Tên gọi ‘ma cà rồng’ xuất hiện từ nơi nào ở Việt Nam?



Tên gọi ma cà rồng xuất hiện trong nhiều nền văn hóa. Ở Trung Quốc, ma cà rồng được gọi là hấp huyết quỷ; ở Việt Nam thì ngoài tên ma cà rồng còn có ma cà rằng, ma càn sùng. Vậy tên gọi này xuất phát từ đâu?

Tên gọi

 

Ở phương Tây hình tượng ma cà rồng chính là vampire, điển hình là nhân vật bá tước Dracula trong tác phẩm cùng tên của Bram Stoker (xuất bản năm 1897). Ở Việt Nam, ma cà rồng được đề cập trong quyển Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn, Thoái thực ký văn của Trương Quốc Dụng và Hưng Hóa kỷ lược của Phạm Thận Duật.
Theo các tác phẩm trên thì đó là những con ma chuyên hút máu người. Lê Quý Đôn miêu tả loài ma này như sau: “Đến đêm thì xỏ hai ngón chân cái vào lỗ mũi, bay đi làm ma, thường vào nhà đàn bà đẻ để hút máu […] Đến trống canh năm, giống quái vật ấy bay trở về, ngâm chân vào thùng nước tô mộc, tháo chân ở mũi ra, trở lại làm người, nếu hỏi đến việc đã làm ban đêm thì không biết gì cả” (trích Kiến văn tiểu lục).
Tên gọi

Dơi ma cà rồng lớn nhất (Macroderma gigas)

Tên gọi

Dơi ma bắc (Megaderma lyra)

Ảnh: T.L

Tên gọi ma cà rồng xuất hiện trong nhiều nền văn hóa. Ở Trung Quốc, ma cà rồng được gọi là hấp huyết quỷ (吸血鬼); còn ở Việt Nam, theo các tài liêu trên, thì loài ma chuyên hút máu này thường xuất hiện ở vùng Hưng Hóa (tiền thân là đạo thừa tuyên Hưng Hóa gồm các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ ngày nay) với những tên gọi: ma cà rồng (茄蠬鬼), ma cà rằng (奇䗀鬼) hoặc ma càn sùng (乾崇鬼). 
Tuy nhiên do không có bản gốc của các tác phẩm trên để kiểm chứng nên chưa dám chắc có loài ma cà rồng này ở vùng Hưng Hóa. Những tên gọi về loài ma này theo Wikipedia cho biết có cấu trúc câu và từ vựng lẫn lộn giữa chữ Hán và chữ Nôm, kể cả cách đọc âm Hán Việt. Ví dụ:
– Ma cà rồng (茄蠬鬼), phân tích: cà 茄 (Hán)+ rồng 蠬 (Nôm) + quỷ 鬼 (Hán và Nôm).
– Ma cà rằng (奇䗀鬼), phân tích: cả 奇 (Hán và Nôm đều đọc là cả, không phải cà) + rằng 䗀 (Hán và Nôm đều đọc là lằng, không phải rằng) + quỷ 鬼 (Hán và Nôm)…
Đó là chuyện ma cà rồng ngoài miền Bắc, còn trong miền Nam thì tương truyền rằng có loài ma ban ngày là người bình thường, ban đêm cái đầu bay ra khỏi cơ thể, đem theo khúc ruột lòng thòng. Cái đầu kiếm đàn bà chửa hay ai đó để hút máu, sau đó trở về, gắn vào cơ thể như không có gì xảy ra. Ở miền Nam, người ta gọi loài ma này là mai lai rút ruột chứ không phải ma cà rồng.
Tên gọi

Ếch cây ma cà rồng (Rhacophorus vampyrus)

Ảnh: T.L

Nhìn chung ở Việt Nam, loài ma này thực hư chưa rõ, song người ta biết chắc rằng ở Trung Phi và Nam Á có họ dơi ma gọi là Megadermatidae (họ dơi ma cà rồng), trong đó nổi tiếng nhất là chi Macroderma với loài dơi ma lớn nhất là Macroderma gigas cùng với loài dơi ma bắc (Megaderma lyra) và loài dơi ma nam (Megaderma spasma). Chưa dừng lại đó, tại Việt Nam, Mỹ và Úc người ta còn thấy có loài ếch gọi là ếch cây ma cà rồng hay ếch cây quỷ (Rhacophorus vampyrus).

 

 

 

Hãy cài đặt Bluezone để bảo vệ mình, bảo vệ mọi người. Để cài đặt ứng dụng này trên điện thoại, cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào trang https://www.bluezone.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.

Bước 2: Sau khi tải về, ứng dụng sẽ yêu cầu cho phép sử dụng Bluetooth để ghi nhận tiếp xúc với những người dùng đã cài đặt Bluezone khác. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên.

Bước 3: Sau khi cài đặt xong, bấm Quét xung quanh. Nếu có người ở gần bạn dưới 2m đã sử dụng Bluezone, ứng dụng sẽ tự động nhận diện những người dùng này và xếp vào danh sách đã tiếp xúc.



PHIM ĐẶC SẮC
spot_img
spot_img
spot_img
spot_img
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img