Nhật Bản đã tiêu tốn tận 15.4 tỷ USD cho đợt Olympic này, cao hơn 22% so với dự kiến vì kéo dài do dịch.
Sau một năm trì hoãn vì dịch, Olympic Tokyo 2020 (nay là 2021) sẽ chính thức khởi động vào thứ Sáu tuần này. Vì tình hình dịch bệnh đang phức tạp trở lại, Nhật Bản cấm cửa khán giả ở hầu hết các trận đấu.
Đối với quốc gia đăng cai, đây sẽ là một tổn thất rất lớn. Doanh thu ước tính sẽ giảm đến 90%. Đó là còn chưa kể sụt giảm doanh thu du lịch, lưu trú – những hoạt động vốn dĩ kiếm được nhiều trong những đợt tổ chức trước. Theo thống kê, ngành dịch vụ và giao thông Nhật Bản sẽ mất khoảng 1,4 tỷ USD.
Nhật Bản đã tiêu tốn tận 15.4 tỷ USD cho đợt Olympic này, cao hơn 22% so với dự kiến vì kéo dài do dịch. Họ cũng ở trong tình thế tiến thoái lưỡng nan vì nếu hủy bỏ sự kiện này thì thậm chí còn tốn nhiều hơn thế. Trong khi đó, Tokyo chỉ huy động được 3 tỷ USD từ 47 nhà tài trợ trong nước. Tuy nhiên đó cũng đã là một kỷ lục.
Thế nhưng có lẽ dù có dịch bệnh hay không, Olympic vẫn không phải là một sự kiện để kiếm doanh thu. Trong lịch sử, chỉ duy nhất Olympic 1984 ở LA là có lời, đa phần vì ban tổ chức khi đó không xây dựng các sân vận động mới.
Về phía Ủy ban Olympic quốc tế IOC, không khán giả không hề ảnh hưởng gì. Vì theo thông tin, IOC vẫn thu được 4 tỷ USD tiền bản quyền TV. Vào hôm thứ Sáu tuần trước, IOC đã ra mắt một đoạn quảng cáo với sự tham gia của ngôi sao thể hình 100 tuổi Agnes Keleti.
Các công ty có quyền phát sóng cũng “ổn định” không kém. Chẳng hạn NBCUniversal kiếm được tiền quảng cáo từ 120 đơn vị, doanh thu tăng 20% so với kỳ Olympic Rio 2016. Đơn giản bởi vì dù có là nhà tài trợ chính thức hay không, các thương hiệu vẫn muốn “hưởng ké” không khí của sự kiện thể thao lần này.
Đối với các thương hiệu, dù có khán giả hay không, họ vẫn có cách riêng để quảng cáo. Có thể là chi tiền mua chỗ quảng cáo của NBCUniversal, hoặc chạy các chiến dịch quảng cáo liên quan đến Olympic.
Chẳng hạn, Samsung nhấn mạnh rằng khách hàng có thể sử dụng điện thoại của họ để kết nối và xem các trận đấu Olympic trong một năm mà không xảy ra bất kỳ vấn đề nhiễu sóng nào. Hoặc MilkPep, một tổ chức tiếp thị tài trợ bởi các công ty sữa, tung ra đoạn quảng cáo với sự góp mặt của 2 vận động viên Olympic Kristin Armstrong và Ariel Torres. Nike cũng không chịu thua kém khi ra mắt đoạn quảng cáo một cô gái chạy bộ trên đôi Mars và những vấn đề về sức khỏe tâm lý của vận động viên.
Oái oăm thay, các thương hiệu Nhật Bản lại ở trong tình trạng khó khăn hơn. Vì dịch bệnh ở Tokyo phức tạp trở lại, họ không thể sôi nổi quảng cáo cho Olympic. Chẳng hạn Toyota sẽ gỡ các quảng cáo liên quan đến Olympic khỏi các chương trình TV Nhật Bản. Hoặc nhà tài trợ Asahi cũng “đau đầu” chẳng kém vì dù mang danh “Bia chính thức của Tokyo 2020”, thế nhưng chẳng có ai đến sân thì điều này cũng không còn bao nhiêu ý nghĩa.
Rõ ràng với Olympic Tokyo 2021 lần này, Nhật Bản và các thương hiệu của họ lại là bên chịu thiệt hại nặng nề nhất.
Nguồn: diendandoanhnghiep.vn
Bước 1: Truy cập vào trang https://www.bluezone.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.
Bước 2: Sau khi tải về, ứng dụng sẽ yêu cầu cho phép sử dụng Bluetooth để ghi nhận tiếp xúc với những người dùng đã cài đặt Bluezone khác. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên.
Bước 3: Sau khi cài đặt xong, bấm Quét xung quanh. Nếu có người ở gần bạn dưới 2m đã sử dụng Bluezone, ứng dụng sẽ tự động nhận diện những người dùng này và xếp vào danh sách đã tiếp xúc.