Ngoài tác động bởi dịch COVID-19, các doanh nghiệp tại Việt Nam phải gánh thêm chi phí sản xuất do giá nguyên vật liệu, chi phí vận tải và giá thuê đất tăng.
Theo đó, diễn biến phức tạp của dịch bệnh trong cuối Quý 2/ 2021 và đầu Quý 3/2021 đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người dân cũng như quá trình sản xuất của các doanh nghiệp và đà phục hồi tăng trưởng kinh tế của VIệt Nam.
Sản xuất gặp bất lợi vào giữa và cuối quý II
Đặc biệt, báo cáo vừa được Viện Nghiên Cứu Kinh Tế và Chính Sách (VEPR) công bố cho thấy, ngoài tác động bởi dịch COVID-19, các doanh nghiệp tại Việt Nam phải gánh thêm chi phí sản xuất do giá nguyên vật liệu, chi phí vận tải và giá thuê đất tăng.
Theo VEPR, ảnh hưởng bởi các biện pháp phòng chống sự lây lan của đợt dịch thứ 4 nên chuỗi cung ứng bị gián đoạn trong Quý 2/2021. Trong tháng Tư, theo đà tăng trưởng của Quý 1/2021, giúp chỉ số PMI đạt 54,7 điểm. Tuy nhiên, dịch COVID-19 bắt đầu trở lại vào đầu tháng 5 năm 2021, cùng với các biện pháp kiểm soát đại dịch đã làm cho chuỗi cung ứng tiếp tục bị gián đoạn kể từ sau đợt dịch lần thứ 3 tại Việt Nam, khiến chỉ số PMI có xu hướng giảm trong Quý 2/2021, dừng ở mức 44,1 điểm vào tháng Sáu.
Kể từ khi bùng phát dịch COVID-19 vào đầu năm 2020, các doanh nghiệp không những gặp khó khăn trong việc sản xuất khi các biện pháp giãn cách xã hội được thông qua nhằm khống chế đại dịch, mà còn phải đối mặt với sự gia tăng trong chi phí sản xuất.
Tính từ tháng Tư năm 2020, giá hàng hóa, nguyên vật liệu thế giới tăng mạnh. Cụ thể tính đến tháng 6/2021, giá hàng hóa phi nhiên liệu, bao gồm nguyên vật liệu nông nghiệp thô và nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất công nghiệp, tăng 38,25% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giá nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất công nghiệp tăng 68,6% và giá nguyên vật liệu nông nghiệp thô tăng 28,44%. Giá nhiên liệu tăng 108,28% chủ yếu do nguồn cung bị cắt giảm.
Mặt khác, giá thuê đất tại các khu công nghiệp đang tăng nhanh trong những năm qua. Cụ thể, giá thuê đất trong Quý 2/2021 trung bình tại các tỉnh phía Bắc là 107 USD/m2, tăng 8,1% và tại các tỉnh phía Nam là 111 USD/ m2, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước.
Thêm vào đó, giá cước vận tải biển vào cuối tháng 6/2021 đã tăng khoảng 4 – 8 lần so với cùng thời điểm năm 2020.
Doanh nghiệp sụt giảm niềm tin
Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý II/2021 cho thấy, có 30,5% số doanh nghiệp đánh giá tốt hơn so với quý I/2021; 37,7% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và 31,8% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn.
Như vậy, so với Quý 1, kết quả này cho thấy các doanh nghiệp vẫn thận trọng với niềm tin của mình trong bối cảnh dịch COVID-19 đang bùng phát trở lại.
Dự kiến quý III/2021, có 32,5% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên so với quý II/2021; 34,6% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn và 32,9% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, cả nước có gần 67,1 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 942,6 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký là 484,3 nghìn lao động, tăng 8,1% về số doanh nghiệp, tăng 34,3% về vốn đăng ký và giảm 4,5% về số lao động so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh đó, còn có 26,1 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm trước, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 6 tháng đầu năm 2021 lên 93,2 nghìn doanh nghiệp, trung bình mỗi tháng có 15,5 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.
Cũng trong 6 tháng đầu năm nay, có 70,2 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 24,9% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, có 35,6 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 22,1% so với cùng kỳ năm trước; 24,7 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 25,7%; 9,9 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 33,8%. Như vậy, trung bình mỗi tháng có 11,7 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Kỳ III: Bán lẻ và dịch vụ trên đà phục hồi
Nguồn: diendandoanhnghiep.vn
Bước 1: Truy cập vào trang https://www.bluezone.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.
Bước 2: Sau khi tải về, ứng dụng sẽ yêu cầu cho phép sử dụng Bluetooth để ghi nhận tiếp xúc với những người dùng đã cài đặt Bluezone khác. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên.
Bước 3: Sau khi cài đặt xong, bấm Quét xung quanh. Nếu có người ở gần bạn dưới 2m đã sử dụng Bluezone, ứng dụng sẽ tự động nhận diện những người dùng này và xếp vào danh sách đã tiếp xúc.