Tập đoàn GOTO, công ty công nghệ lớn nhất Indonesia đã đứng ra thành lập để tạo ra những “ngôi nhà ôxy” đầu tiên tại đây – một cơ sở sẽ cung cấp nguồn cung cấp ôxy cho những bệnh nhân COVID-19.
Sáng kiến, còn được gọi là “The Oxy Gotong Royong House”, để đối phó với cuộc khủng hoảng ôxy do đại dịch COVID-19 hiện nay của Indonesia, được thực hiện bởi sự hợp tác của GOTO với Phòng Thương mại và Công nghiệp Indonesia (KADIN Indonesia), Tập đoàn Samator và một số cơ quan chính phủ nước này.
Cơ sở đặt tại Pulogadung ở Đông Jakarta sẽ có thể cung cấp nguồn cung cấp oxy liên tục cho những người bị COVID, khí sẽ được dẫn trực tiếp từ nhà máy sản xuất oxy của Tập đoàn Samator nằm gần đó. Đây là cơ sở y tế bán cố định đầu tiên ở Indonesia được trang bị thiết bị cung cấp oxy và giường để hỗ trợ những người nhiễm COVID-19 với các triệu chứng vừa phải cần được cung cấp oxy tạm thời.
Dự án được kỳ vọng sẽ giúp giảm tỷ lệ lấp đầy giường của các bệnh viện ở Jakarta, vốn đã đạt 85%. Nếu có bất kỳ bệnh nhân nào đang được điều trị tại Oxy House mà rơi vào tình trạng xấu đi, họ có thể nhanh chóng được chuyển đến một trong các bệnh viện chuyển tuyến COVID-19, một số bệnh viện nằm ở khu vực lân cận.
Trên thực tế, kể từ đầu tháng bảy, số ca mắc mới hàng ngày ở Indonesia đã tăng gấp 5 lần và số ca tử vong mới đã tăng gấp đôi. Hàng ngày, đất nước 276,5 triệu người này liên tiếp ghi nhận gần 50.000 trường hợp mắc mới và hàng nghìn trường hợp tử vong, nâng tổng số trường hợp mắc bệnh tích lũy lên 2,8 triệu người và số ca tử vong lên 73.582 người, theo Bộ Y tế Indonesia.
Hệ thống y tế nước này đang bị tàn phá bởi làn sóng thứ ba, và các bệnh viện trên đảo Java đã hoạt động hết công suất, nguồn cung cấp oxy sắp hết và bốn trong số năm khu chôn cất COVID được chỉ định đã gần đầy.
Các bệnh viện ở Indonesia đã dựng lều lớn và kê thêm hàng nghìn giường để tăng sức chứa và đáp ứng nhu cầu của đợt tăng đột biến, nhưng tình trạng thiếu nhân viên y tế cũng trở nên trầm trọng hơn do các nhân viên y tế không chống chọi được với virus.
Chính vì điều này đã khiến cho việc tại thủ đô của Indonesia, ôxy là một mặt hàng ngày càng quý giá khi đất nước này phải đối mặt với sự gia tăng không ngừng về các trường hợp nhiễm COVID-19. Tìm kiếm ôxy ở Jakarta trong những tuần gần đây là một cuộc tranh giành khốc liệt.
Động thái của GOTO đang được hoan nghênh nhiệt liệt tại Indonesia. Andre Soelistyo, Giám đốc điều hành của GoTo cho biết: “Cơ sở này sẽ cung cấp nguồn cung cấp oxy liên tục cho những người cần nó nhất. Đảm bảo sẽ không ai phải thiếu oxy và chúng tôi quyết tâm làm việc với các đối tác chính phủ và khu vực tư nhân để đóng một vai trò trong việc giúp giảm bớt vấn đề quốc gia này”.
Nếu quay trở lại thời gian trước, tại Ấn Độ, nơi đại dịch COVID-19 đã bùng phát kể từ cuối tháng 4, nước này đã phải đối mặt với tình trạng thiếu oxy nghiêm trọng dành cho bệnh nhân COVID-19.
Theo Bộ Y tế Ấn Độ, chỉ có khoảng bảy triệu mét khối ôxy đang được sản xuất, trong khi ước tính khoảng 17 triệu mét khối oxy được yêu cầu hàng ngày. Sự thiếu hụt này có nghĩa là hàng ngàn người đang cần oxy trong cơn nguy kịch đã phải bỏ mạng.
Còn tại Việt Nam, trong làn sóng dịch lần thứ tư từ ngày 27/4 đến nay, nước ta đã ghi nhận hơn 78.00 ca mắc, trong đó TP.HCM đã vượt 48.000 bệnh nhân.
Sự nguy hiểm của biến thể Delta cùng với số lượng ca mắc không ngừng gia tăng đã tạo nên áp lực rất lớn cho hệ thống y tế, cùng sự lo lắng từ người dân nên nhiều gia đình đã tự tìm mua các thiết bị thở máy, thiết bị tạo oxy, tích trữ bình oxy để đề phòng.
Mặc dù oxy y tế rất cần thiết cho bệnh nhân COVID-19, nó đã trở thành một trong những mặt hàng cứu mạng quan trọng nhất trong cuộc chiến chống lại COVID-19.
Song, hiện tại ở Việt Nam, “đây là việc làm không cần thiết. Vì bệnh nhân mắc COVID-19 cần được điều trị chuyên biệt, không thể đơn thuần điều trị tại nhà với oxy y tế”, PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, nhận định. Thêm vào đó, năng lực sản xuất của các nhà máy oxy tại Việt Nam là rất lớn, tổng cộng suất đạt hơn 851.000 m3 khí mỗi ngày (tương đương 1.300 tấn/ngày) và có thể tăng thêm từ 50-100% công suất.
Có thể thấy, mặc dù sáng kiến này của GOTO mới chỉ là sự khởi đầu. Họ cần tìm kiếm thêm nhiều đối tác khác cho các sáng kiến hỗ trợ như thế này. Nhưng đây cũng là một ví dụ điển hình về việc khu vực tư nhân tích cực, nỗ lực cứu trợ vì lợi ích của người dân và hợp tác để giải quyết thách thức tập thể.
Hiện tại ở Việt Nam vẫn chưa thấy tập đoàn nào có những bước đi tương tự.
Nguồn: diendandoanhnghiep.vn
Bước 1: Truy cập vào trang https://www.bluezone.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.
Bước 2: Sau khi tải về, ứng dụng sẽ yêu cầu cho phép sử dụng Bluetooth để ghi nhận tiếp xúc với những người dùng đã cài đặt Bluezone khác. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên.
Bước 3: Sau khi cài đặt xong, bấm Quét xung quanh. Nếu có người ở gần bạn dưới 2m đã sử dụng Bluezone, ứng dụng sẽ tự động nhận diện những người dùng này và xếp vào danh sách đã tiếp xúc.