Wednesday, November 27, 2024

V-League 2021 nên đá tiếp hay dừng?



V-League 2021 nên đá tiếp hay dừng lại sau khi các CLB đã gửi trả lời thăm dò của công ty VPF, ban điều hành giải về phương án thi đấu phần còn lại của mùa giải năm 2021.

V-League 2021 nên đá tiếp hay dừng?

 

 
Lùm xùm, tranh cãi giữa Công ty VPF, ban điều hành giải V-League 2021 với các CLB, đồng thời là cổ đông, trong suốt tuần qua liên quan đến chuyện một bên muốn kéo dài giải vô địch quốc gia năm nay sang năm 2022 và một bên có đến 10/14 CLB không đồng ý hoãn lâu như thế mà muốn hoặc đá tiếp trong năm 2021 hoặc phải dừng giải để không phải thiệt hại về tài chính, vẫn chưa có hồi kết. 
Trái bóng đang luẩn quẩn chỉ vì các bên chưa chịu ngồi lại với nhau tìm tiếng nói chung, tìm một giải pháp có sự đồng cảm và chia sẻ trước những khó khăn và phức tạp bởi dịch bệnh, từ lịch thi đấu quá dày của đội tuyển Việt Nam và U.23 Việt Nam trong 4 tháng cuối năm và quan trọng là phải tháo gỡ bài toán kinh phí của VPF lẫn các CLB, để từ đó đưa ra quyết định cuối cùng.
V-League 2021 nên đá tiếp hay dừng?

Các CLB đều phản đối việc kéo dài V-League sang năm 2022

Lùi sang năm 2022 thì như thăm dò của VPF, các đội đã dứt khoát không chịu, vậy thì chỉ còn phương án đá tiếp trong 4 tháng cuối năm 2021 hay dừng giải, công nhận kết quả sau 12 lượt đã đấu. Nếu chọn giải pháp đá tiếp thì lý do mà VPF đưa ra (không có nhiều thời gian để tổ chức trong năm 2021) thật ra không phải là không giải quyết được. Chỉ cần dung hòa quyền lợi với đội tuyển quốc gia (tập trung trước 2 đợt thi đấu tháng 10 và 11 chỉ 1 tuần thay vì 10 – 12 ngày) và đảm bảo cơ chế cách y tế 14 ngày khi đội tuyển thi đấu ở nước ngoài về thì sẽ dôi ra khoảng thời gian mà VPF dư sức tổ chức được một số lượt đấu phù hợp trong tháng 9, 10, 11 nếu họ muốn.
Hơn nữa cần phải thấy thực tế là nếu V-League được thi đấu xen kẽ với lịch đội tuyển thì sẽ giúp phong độ của các cầu thủ được gọi lên tuyển tốt hơn thay vì “đóng băng”, không tập luyện ở CLB. Nếu đã xác định sẽ tổ chức được thì biện pháp tiếp theo đó là hình thức thi đấu (tập trung ở một cụm sân, các đội phải tiêm vắc xin ngừa Covid-19, không khán giả, áp dụng một số điều kiện của cơ chế bong bóng…), VPF cùng các CLB có thể từng bước giải quyết trên tinh thần vì cái chung.
V-League 2021 nên đá tiếp hay dừng?

Cầu thủ sẽ bị ảnh hưởng nếu V-League 2021 kéo qua năm 2022

Còn nếu VPF cứ khăng khăng cho rằng từ nay đến cuối năm không thể tổ chức được V-League thì tốt nhất nên dừng sớm giải, công nhận kết quả để chọn đội dự các giải châu Á mùa tới, tránh thiệt hại kinh tế cho các CLB khi phải chờ đợi kéo dài (quỹ lương, chuyển nhượng, duy trì tập luyện 5 – 6 tháng, mỗi đội cũng mất trung bình từ 10 – 15 tỉ đồng) cũng như tránh hoang mang cho cầu thủ khi buộc họ phải mỏi mòn đợi giải quay lại trong điều kiện quyền lợi bị ảnh hưởng (giảm lương, tập chay, mất phong độ, không thể tìm bến đỗ mới vì chưa hoàn tất mùa giải…). Còn thiệt hại của VPF với các nhà tài trợ như thế nào, nếu có, cũng nên công khai để cùng các CLB (đều là cổ đông) có hướng giải quyết thỏa đáng. Đừng vì những toan tính cứng nhắc nào đó mà VPF lại thiếu tôn trọng các CLB và đưa ra những quyết định về V-League 2021 đi ngược với lợi ích lâu dài của bóng đá Việt Nam.

 

 

 

 

Hãy cài đặt Bluezone để bảo vệ mình, bảo vệ mọi người. Để cài đặt ứng dụng này trên điện thoại, cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào trang https://www.bluezone.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.

Bước 2: Sau khi tải về, ứng dụng sẽ yêu cầu cho phép sử dụng Bluetooth để ghi nhận tiếp xúc với những người dùng đã cài đặt Bluezone khác. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên.

Bước 3: Sau khi cài đặt xong, bấm Quét xung quanh. Nếu có người ở gần bạn dưới 2m đã sử dụng Bluezone, ứng dụng sẽ tự động nhận diện những người dùng này và xếp vào danh sách đã tiếp xúc.



PHIM ĐẶC SẮC
spot_img
spot_img
spot_img
spot_img
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img