Sony từng dẫn đầu thế giới trong mảng thiết bị điện tử trước khi suy sụp vì hụt hơi trước các đối thủ. Nhưng họ đã có sự trở lại mạnh mẽ nhờ một định hướng chiến lược táo bạo.
Đổi ngành, đổi nghề không phải là chuyện đơn giản với các công ty. Thế nhưng Sony là một câu chuyện cực kỳ khác. Đội ngũ lãnh đạo của tập đoàn này từ nhiều thập kỷ trước đã có một nhận định đúng đắn. Họ dứt khoát chuyển hướng công ty, chủ động chuyển từ sản xuất phần cứng sang kinh doanh dịch vụ, mặc dù vẫn đang ăn nên làm ra. Chính sự chuyển hướng này đã mang lại thời kỳ “phục hưng” cho Sony thời gian này.
Lên đỉnh và xuống đáy với mảng thiết bị
Sau Thế chiến 2, Sony là một trong những công ty Nhật Bản đầu tiên tận dụng nguồn nhân lực giá rẻ để sản xuất hàng tiêu dùng. Tuy nhiên, chỉ đến khi cho ra đời những chiếc radio bán dẫn, cái tên Sony mới bắt đầu gây chú ý.
Có thể nói ngành công nghiệp âm nhạc đã có những thay đổi chóng mặt theo hướng tích cực nhờ sự xuất hiện của chiếc radio TR-63 nhỏ bằng nắm tay của Sony, cùng màn ra đời của huyền thoại The Beatles vào cuối năm 1963. Radio trở thành quà Giáng Sinh phổ biến, và những bài hát của The Fab Four (cách gọi thân mật của ban nhạc Beatles) làm mưa làm gió trên bảng xếp hạng. Giới trẻ yêu thích việc cắm tai nghe và thưởng thức những bài hát qua radio. Doanh số bán đĩa nhựa cũng tăng chóng mặt.
Đến năm 1979, “thời” của Sony lại càng cao hơn một bậc khi công ty này cho ra đời máy nghe nhạc Walkman. Trước đó mọi người thường chỉ nghe nhạc ở nhà thông qua đĩa nhựa hoặc băng cassette, vì các dụng cụ thường rất lớn. Sự ra đời của Walkman đánh dấu lần đầu tiên người dùng có thể “mang” âm nhạc theo bên cạnh, bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu.
Chính vì vậy không khó hiểu khi Walkman được săn đón tích cực trên thị trường. Sony đã bán được hơn 200 triệu chiếc máy Walkman. Và dù đã ngưng sản xuất từ năm 2010, thế nhưng đây thực sự là bệ phóng đưa tên tuổi Sony lên bản đồ các công ty điện tử tiêu dùng lớn nhất.
Tiếp sau sự thành công của Walkman, Sony lại hợp tác cùng hãng Phillips phát triển đĩa compact (CD). Sản phẩm này một lần nữa thay đổi bộ mặt ngành công nghiệp âm nhạc. Rất nhiều fan đổ xô đi mua các bài hát dưới dạng đĩa mới này, kéo theo doanh thu tăng vọt trở lại, vì thế các công ty lớn cũng tranh thủ thâu tóm.
Sony liên tục thu tiền bản quyền từ việc bán gần một nghìn tỷ đĩa CD với nhiều định dạng khác nhau trong nhiều năm. Thế nhưng số tiền này chỉ là một phần nhỏ so với tầm ảnh hưởng thực sự của mảnh nhựa tròn này đối với ngành công nghiệp âm nhạc.
Và cuối cùng, nhắc đến những sản phẩm điện tử tiêu biểu của Sony thì không thể bỏ qua TV Sony Trinitron. Ngoài ra các loại máy ảnh, máy in, máy tính, chất bán dẫn, pin, v.v. của Sony cũng rất nổi tiếng trên thị trường.
Nhưng những ngày vui không kéo dài mãi. iPod của Apple khiến không còn ai mua Walkman. Tivi Samsung đánh bại Tivi Sony. Máy tính Sony Vaio phải khai tử vì không đọ được với Macbook. Điện thoại di động cũng không có vị trí trên thị trường. Sony lâm vào tình cảnh nguy hiểm.
Nhưng họ đã có sự chuẩn bị từ trước.
Chuyển hướng sang Truyền thông/giải trí
Hơn 30 năm trước, những đầu tàu của Sony đủ thông minh để nhận ra rằng cách tốt nhất để thúc đẩy doanh số các thiết bị điện tử là tạo ra nhiều sản phẩm phần mềm truyền thông có sẵn trên các thiết bị này. Đây cũng chính là chiến lược mà Apple sau này tận dụng rất thành công.
Theo hướng đó, năm 1988, Sony tạo cú sốc khi thu thu mua Columbia Records, thương hiệu lớn nhất và có tầm ảnh hưởng nhất thời gian đó. Một vài năm sau đơn vị này đổi tên thành Sony Music và vẫn giữ nguyên cho đến ngày nay.
Năm 1989, Sony tiếp tục tiến sâu hơn vào thế giới truyền thông khi thu mua Columbia Pictures từ Coca-Cola. Đây chính là tiền thân của Sony Pictures Entertainment.
Tiếp đó, sau khi máy chơi game cầm tay Sony Playstation ra mắt năm 1994, Sony tiếp tục thành lập công ty con tên Sony Computer Entertainment (giờ là Sony Interactive Entertainment). Mục đích của công ty này là để làm các trò chơi cho máy Playstation. Kể từ thời điểm đó, đây chính là bộ phận mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho Sony.
Chính thức ngừng mảng phần cứng
Tất cả những thành công này đã trở thành động lực để Sony thay đổi. Trong một thông báo gần đây, công ty này cho biết họ sẽ giảm bớt mảng phần cứng, thay vào đó tập trung nhiều hơn vào game, truyền thông và dịch vụ. Ngoài ra, Sony cũng chia sẻ dự định đầu tư 18 tỷ USD trong 3 năm tới để đáp ứng mục tiêu này.
Các kế hoạch này không bao gồm mảng kinh doanh cảm biến. Hiện tại, Sony đã là nhà nơi cung cấp cảm biến chính cho điện thoại thông minh và máy ảnh. Họ cũng dự định mở rộng sang cung cấp cảm biến cho ô tô.
Rõ ràng, hướng đi hiện tại là điều đúng đắn, vì Sony đã đạt doanh thu kỷ lục vào năm ngoái với 81 tỷ USD, tăng 9% so với năm trước. Mức lợi nhuận ròng đạt 10 tỷ USD, tăng đến 101% so với năm trước.
Đối với Sony, việc bỏ mảng phần cứng và tập trung vào dịch vụ là bước đi đúng đắn và đem đến thành công. Còn đối với người dùng, điều này có thể tạo nên chút hụt hẫng, vì Sony luôn tạo ra các thiết bị điện tử rất xuất sắc.
Dĩ nhiên trên thị trường còn có rất nhiều công ty khác sẽ thay chỗ. Thế nhưng Sony vẫn có một chút gì đó đặc biệt hơn. Nhất là sau những máy nghe nhạc, máy chơi game cầm tay, đĩa CD họ đã mang lại cho thế giới.
Nguồn: diendandoanhnghiep.vn
Bước 1: Truy cập vào trang https://www.bluezone.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.
Bước 2: Sau khi tải về, ứng dụng sẽ yêu cầu cho phép sử dụng Bluetooth để ghi nhận tiếp xúc với những người dùng đã cài đặt Bluezone khác. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên.
Bước 3: Sau khi cài đặt xong, bấm Quét xung quanh. Nếu có người ở gần bạn dưới 2m đã sử dụng Bluezone, ứng dụng sẽ tự động nhận diện những người dùng này và xếp vào danh sách đã tiếp xúc.