Người đứng đầu chính quyền quân sự của Myanmar, thống tướng Min Aung Hiang hôm 1/8 cho biết, chính phủ của ông sẽ chấp nhận một đặc phái viên được ASEAN phê duyệt để làm người hoà giải giữa các bên và tìm ra giải pháp cho cuộc khủng hoảng tại nước này.
Ông Min Aung Hliang cho biết, người được chính quyền quân sự Myanmar đồng ý là cựu thứ trưởng Ngoại giao của Thái Lan ông Virasakdi Futrakul. Ông Virasakdi Futrakul là một trong ba người được ASEAN cử làm đặc phái viên giải quyết vấn đề Myanmar.
Tổng tư lệnh quân đội Myanmar cũng hứa sẽ tổ chức cuộc tổng tuyển cử tự do và công bằng tại nước này chậm nhất vào tháng 8/2023, sau khi sắc lệnh về tình trạng khẩn cấp kéo dài 2 năm tại nước này có hiệu lực. Thống tướng Min Aung Hliang nêu rõ, Myanmar sẵn sàng làm việc với ASEAN trong khuôn khổ của gối bao gồm cả đối thoại với đặc phái viên. Việc chọn đặc phái viên người Thái Lan vì đó là một nhà ngoại giao kỳ cựu và có nhiều kinh nghiệm.
Động thái của phía Myanmar diễn ra ngay trước thềm Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN được tổ chức theo hình thức trực tuyến bắt đầu từ ngày 2/8. Việc lựa chọn đặc phái viên dự kiến sẽ được hoàn tất khi các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN thông qua tại hội nghị.
Ngoài cựu thứ trưởng Ngoại giao Thái Lan, hai người khác được ASEAN phê chuẩn cho vị trí đặc phái viên gồm cựu Ngoại trưởng Indonesia và một người Malaysia từng là đặc phái viên của Liên Hợp quốc về vấn đề Myanmar trong những năm 2000. Ban đầu, ASEAN muốn cử đặc phái viên tới Myanmar vào tháng 5 tuy nhiên nước này không chấp nhận.
Quân đội Myanmar thành lập chính phủ tạm quyền
Cũng trong hôm nay (1/8) Quân đội Myanmar đã thông báo về việc thành lập một chính phủ để điều hành đất nước cho tới khi cuộc tổng tuyển cử tiếp theo được diễn ra vào năm 2023.
Tổng tư lệnh quân đội Myanmar, Thống tướng Min Aung Hliang sẽ đảm nhận chức vị thủ tướng của chính phủ tạm quyền. Kể từ tháng hai tới nay, Myanmar được điều hành bởi Hội đồng quân sự sau biến cố chính trị diễn ra hồi khiến chính phủ của Đảng do bà San Suu Kyi đứng đầu bị lật đổ.
Cũng trong tuyên bố được phát ra hôm 1/8, người đứng đầu chính phủ tạm quyền của Myanmar cho biết, sẽ tiến hành cuộc tổng tuyển cử mới chậm nhất vào tháng 8 năm 2023, sau khi tình trạng khẩn cấp tại nước này kéo dài 2 năm hết hiệu lực.
Hội đồng quân sự của Myanmar tháng trước cũng đã tuyên bố huỷ bỏ kết quả bầu cử trước đó được tổ chức vào tháng 11 năm 2020 trong đó, Liên minh Quốc gia vì Dân chủ của bà San Suu Kyi giành được đa số ghế trong cả hai viện của quốc hội và có quyền thành lập chính phủ. Trong bài phát biểu của mình, Thống tướng Min Aung Hliang tái khẳng định cuộc bầu cử đó là gian lận và là cơ sở để quân đội phải đứng ra nắm quyền.
Kể từ biến cố chính trị tại Myanmar hồi đầu tháng 2 năm nay, các cuộc biểu tình đã lan rộng tại quốc gia này khiến ít nhất 900 người thiệt mạng. Bà Aung San Suu Kyi và cựu Tổng thống Win Myint cùng một số quan chức cấp cao khác vẫn bị quân đội giam giữ. Họ đang phải đối mặt với hàng loạt cáo buộc trong khi đảng có thể bị giải tán vì cáo cuộc chủ mưu gian lận phiếu bầu./.
Nguồn: vov.vn
Bước 1: Truy cập vào trang https://www.bluezone.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.
Bước 2: Sau khi tải về, ứng dụng sẽ yêu cầu cho phép sử dụng Bluetooth để ghi nhận tiếp xúc với những người dùng đã cài đặt Bluezone khác. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên.
Bước 3: Sau khi cài đặt xong, bấm Quét xung quanh. Nếu có người ở gần bạn dưới 2m đã sử dụng Bluezone, ứng dụng sẽ tự động nhận diện những người dùng này và xếp vào danh sách đã tiếp xúc.