Panasonic đã tìm thấy lợi nhuận sau hai năm “bết bát”.
Nhà sản xuất điện tử hàng đầu Nhật Bản cho biết lợi nhuận hoạt động của công ty đã tăng vọt lên 104,4 tỷ Yên (953 triệu USD) từ mức 3,8 tỷ Yên (35 triệu USD) trong năm trước. Trong đó, lợi nhuận ròng đạt 76,5 tỷ Yên (700 triệu USD) cùng với doanh thu 1,8 nghìn tỷ Yên, tăng 28,8% so với một năm trước đó.
Có thể nói, con số lợi nhuận ròng 700 triệu USD cũng đã đánh dấu sự chuyển mình của Panasonic từ khoản lỗ ròng 90 triệu USD một năm trước đó do doanh số giảm trong đại dịch COVID-19.
Mặc dù, họ đã rời khỏi lĩnh vực điện tử tiêu dùng có tỷ suất lợi nhuận thấp, và hiện tập trung vào pin ô tô điện, linh kiện sử dụng công nghiệp và máy móc sản xuất. Nhưng, lợi nhuận hoạt động của mảng thiết bị gia dụng như máy điều hòa không khí lại tăng gần gấp ba lần so với cùng kỳ năm trước, do mọi người dành nhiều thời gian hơn ở nhà trong thời gian đại dịch.
Đặc biệt, mảng ô tô bao gồm các thiết bị trong xe và pin ô tô điện, một trong những lĩnh vực tăng trưởng chính của Panasonic, đã trở lại có lãi với lợi nhuận hoạt động 9,8 tỷ yên (90 triệu USD), sau khi báo lỗ con số xấp xỉ một năm trước đó.
Hiện tại, Panasonic vẫn là nhà cung cấp pin chính cho Tesla, và đang tăng cường sản xuất pin cho nhà sản xuất ô tô điện của Mỹ. Công ty cho biết, một dây chuyền sản xuất pin mới sẽ bắt đầu hoạt động vào tháng 8 tại nhà máy Nevada do Tesla hợp tác điều hành.
Panasonic cũng đang triển khai một dây chuyền thử nghiệm tại Nhật Bản để sản xuất cái gọi là “Tế bào pin 4680” của Tesla, mà nhà sản xuất ô tô tuyên bố sẽ giảm một nửa chi phí pin và giúp họ tăng sản lượng pin lên gấp 100 lần vào năm 2030.
Có lẽ với rất nhiều người, việc Panasonic đã bán toàn bộ cổ phần của mình cho Tesla trị giá ước tính 3,6 tỷ USD, trong năm tài chính trước và việc kinh doanh pin của Panasonic có thể sẽ không mang lại lợi nhuận.
Nhưng, một số chuyên gia lại tin rằng, trong vòng một hoặc hai năm, cả hai việc đó sẽ thay đổi. Với nhiều nhà sản xuất ô tô tham gia vào phân khúc xe điện và ít công ty thống trị mảng kinh doanh pin, quy luật cung và cầu sẽ nghiêng về phía Panasonic. Cùng với tình hình đó, nhiều chính phủ lớn cũng đang bắt đầu yêu cầu rằng xe điện chiếm một tỷ lệ lớn trong số các phương tiện được bán trong biên giới của họ.
Thêm vào đó, động thái này sẽ giúp Panasonic có quỹ cho các khoản đầu tư chiến lược mới, chẳng hạn như việc mua lại công ty chuỗi cung ứng và hậu cần Blue Yonder trị giá 7,1 tỷ USD. Đó là một dấu hiệu cho thấy Panasonic có thể muốn đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của mình khỏi sự phụ thuộc quá mức về pin hiện nay.
Cũng đáng chú ý là mới đây, Panasonic đã thành lập một liên doanh với nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới, Toyota. Theo đó, liên doanh sẽ phát triển pin cho Toyota và các công ty khác. Với quy mô khổng lồ, nguồn quỹ dồi dào và kế hoạch xe điện “khủng” của Toyota, cùng với đó là sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường xe điện ở Trung Quốc và châu Âu, liên doanh sẽ mang lại lợi nhuận đáng kể cho Panasonic.
Chẳng thế mà Giám đốc Tài chính Hirokazu Umeda của Panasonic hào hứng cho biết trong một cuộc họp báo trực tuyến: “Chúng tôi đã bước vào giai đoạn gặt hái lợi nhuận, sẽ không còn lỗ nữa”.
Nhà sản xuất của Nhật Bản duy trì dự báo lợi nhuận cả năm, kỳ vọng lợi nhuận ròng là khoảng 1,9 tỷ USD, tăng 27,2% và lợi nhuận hoạt động là 3 tỷ USD, tăng 27,6%, trên doanh thu 6,3 tỷ USD, tăng 4,5%.
Nguồn: diendandoanhnghiep.vn
Bước 1: Truy cập vào trang https://www.bluezone.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.
Bước 2: Sau khi tải về, ứng dụng sẽ yêu cầu cho phép sử dụng Bluetooth để ghi nhận tiếp xúc với những người dùng đã cài đặt Bluezone khác. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên.
Bước 3: Sau khi cài đặt xong, bấm Quét xung quanh. Nếu có người ở gần bạn dưới 2m đã sử dụng Bluezone, ứng dụng sẽ tự động nhận diện những người dùng này và xếp vào danh sách đã tiếp xúc.