Mặc dù CPI đã có những con số làm chúng ta tương đối yên tâm. Tuy nhiên, chúng ta không thể chủ quan với những diễn biến còn hết sức phức tạp của những tháng cuối năm.
Tình hình địa chính trị thế giới, công tác chống dịch đang có những khó khăn chưa giải quyết được cơ bản và trong giai đoạn hiên nay vẫn còn nhiều diễn biến trái chiều và phức tạp ở từng khu vực.
Khó khăn vẫn đang ở phía trước
Việc tăng cường dự trữ hàng hóa thiết yếu như vật liệu xây dựng, thức ăn gia súc với khối lượng rất lớn và tốc độ rất nhanh của một số nước.
Tình hình này dẫn tới giá cả hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu vẫn có chiều hướng tăng, còn chiều hướng giảm khó có thể xảy ra từ nay đến cuối năm 2021.
Đó là chưa kể 1 số khu vực do tỷ lệ tiêm vaccine khá cao, nền kinh tế đang có xu hướng khôi phục, dẫn đến cầu của các mặt hàng chiến lược lại có thể tăng lên ở một chu kỳ mới.
Đối với Việt Nam, với sự phụ thuộc 70 – 80% vật tư, năng lượng, nguyên nhiên vật liệu cho sản xuất kinh doanh để tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, nên chắc chắn sẽ còn tiếp tục bị ảnh hưởng trong những tháng cuối năm 2021 và một số năm tiếp theo.
Một yếu tố khác phải quan tâm, đó là với các gói kích thích kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp của các nước trong, đó có Việt Nam làm cho cung tiền tăng khá mạnh cũng dễ dẫn tới đẩy lạm phát tăng lên.
Các chuỗi cung ứng bị đứt gãy chưa được nối lại sẽ là một yếu tố tiếp tục làm cho chi phí vận chuyển logistics vẫn đứng ở mức cao, dẫn đến giá cả hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu, hàng tiêu dùng thiết yếu khó có thể giảm giá theo mong muốn.
Tình hình trên cho chúng ta thấy, mặc dù Việt Nam kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát ở một mức hợp lý, Việt Nam rất quan tâm đến giá cả các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng.
Nhưng với những vấn đề đã nêu ở trên cho ta thấy khó khăn vẫn còn nhiều ở phía trước, điều này đòi hỏi sự chỉ đạo sát sao, kịp thời và hiệu quả của Chính phủ, các bộ ngành và các địa phương, cộng với sự nỗ lực chủ quan của các doanh nghiệp để hạn chế đến mức thấp nhất những chỉ số tăng đột biến trong những tháng cuối năm.
Để Việt Nam nhanh chóng vượt qua giai đoạn khó khăn này, tôi xin đưa ra một số giải pháp sau đây. Muốn giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát hợp lý ở mức 4% trong năm 2021, cần phải huy động các nguồn lực ở trong doanh nghiệp, các tầng lớp dân cư vào sản xuất kinh doanh.
Sử dụng các nguồn lực đó để đầu tư cho cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, kiên quyết chống lãng phí và thất thoát, làm tổn hại đến sức mạnh chung của đất nước.
Muốn kiềm chế được lạm phát và bảo đảm ổn định kinh tế xã hội và mức sống của từng gia đình Việt Nam, cần phải tổ chức tốt sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch với năng suất cao, chất lượng đảm bảo và giá cả cạnh tranh.
Giải pháp để vượt qua đại dịch
Sản xuất phải gắn với một hệ thống phân phối đủ mạnh, mở rộng cửa đón hàng hóa, nhất là hàng hóa Việt Nam sản xuất với chi phí thấp nhất để hạn chế việc giải cứu hàng hóa ứ đọng của nông dân và các doanh nghiệp sản xuất mà từ trước đến nay vẫn còn tồn tại.
Nhà nước cần kiểm soát giá những mặt hàng vật tư, năng lượng chủ yếu và những mặt hàng thuộc danh mục định giá để ổn định đầu vào cho sản xuất kinh doanh xã hội.
Nghiên cứu những mức dự trữ bình quân cần thiết cho việc tiêu thụ trong nước được ổn định và ít đột biến. Đặc biệt như xăng dầu, nước ta hiện nay đã tự sản xuất được đến 65 -70%.
Mặt khác, chúng ta không chỉ đơn thuần nhìn vào những tốn phí của quỹ hàng hóa dự trữ quốc gia, mà phải nhìn xa hơn, rộng hơn do cái lợi rất lớn khi giá cả những mặt hàng thiết yếu được giữ tương đối ổn định khi có dự trữ. Nếu để các chuỗi cung ứng hàng hóa bất ổn thì sẽ gây ảnh hưởng đến thị trường giá cả ở Việt Nam trong năm nay và cả những năm tiếp theo.
Nhà nước và các địa phương, lực lượng chức năng phải làm tốt công tác kiểm soát thị trường, chống hàng lậu, hàng giả, gian lận thương mại, trốn thuế, vừa bảo vệ các doanh nghiệp, các sản phẩm chân chính, nghiêm trị các hành vi vi phạm phát luật sản xuất kinh doanh dịch vụ, quyền lợi người tiêu dùng.
Về thống kê giá, đề nghị xem xét lại việc lấy số liệu mẫu phục vụ cho công tác thống kê, từ số lượng mặt hàng, thời gian điều tra, đối tượng điều tra để có thể có những chỉ số CPI thiết thực hơn gắn với đời sống thực tế về giá cả trên thị trường Việt Nam trong những năm tới.
Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng nếu xử lý được các vấn đề này thì chúng ta tin tưởng sẽ có một con số khích lệ về CPI, khả năng CPI cả năm sẽ dao động khoảng 3,3 – 3,7%, đạt được mục tiêu mà Quốc hội và Chính phủ đã yêu cầu thực hiện trong năm nay, góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ kinh tế xã hội, cũng như tạo tiền đề cho sự phát triển nhanh và bền vững cho những năm tiếp theo.
Nguồn: diendandoanhnghiep.vn
Bước 1: Truy cập vào trang https://www.bluezone.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.
Bước 2: Sau khi tải về, ứng dụng sẽ yêu cầu cho phép sử dụng Bluetooth để ghi nhận tiếp xúc với những người dùng đã cài đặt Bluezone khác. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên.
Bước 3: Sau khi cài đặt xong, bấm Quét xung quanh. Nếu có người ở gần bạn dưới 2m đã sử dụng Bluezone, ứng dụng sẽ tự động nhận diện những người dùng này và xếp vào danh sách đã tiếp xúc.