Dư luận đang tranh cãi về bài thơ ‘Bắt nạt’ của nhà thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh được đưa vào sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 chương trình giáo dục phổ thông mới. Nhà thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh nói gì về điều này?
|
|
|
|
Bài thơ giàu “chất văn” và tính nghệ thuật
Theo ý kiến của một số giáo viên tham gia tập huấn SGK ngữ văn lớp 6 của chương trình giáo dục phổ thông mới, thì bài thơ Bắt nạt (tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh, Ngữ văn 6, tập 1, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) là “bài thơ rất ít chất thơ”, nên “chưa thỏa mãn với tiêu chí của một văn bản văn học”.
Tương tự, mới đây, trong bài viết Băn khoăn về một ngữ liệu dạy học trong chương trình Ngữ văn 6 trên trang vanchuongphuongnam.vn của Hội Nhà văn TP.HCM, tác giả Nguyễn Duy Xuân có nhận xét: “Với bài thơ Bắt nạt, thật khó để giáo viên chỉ ra được“nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ” để từ đó “giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ, văn học”.
Tuy nhiên, cần thấy tính hợp lý của văn bản này với đối tượng học sinh lớp 6.
Về nội dung và mục đích giáo dục, đây là bài thơ hay, phù hợp với việc giáo dục trẻ em về nạn bắt nạt tồn tại trong nhà trường từ bấy lâu nay. Bài học này nằm trong chủ đề “Tôi và các bạn” (trước đó là bài Bài học đường đời đầu tiên của Tô Hoài…), nhằm giáo dục học sinh ý thức về bản thân và có những quan hệ tốt đẹp với bạn bè.
Về biện pháp tu từ làm nên “chất văn” của bài thơ cũng khá đa dạng. Các văn bản thuộc môn ngữ văn bậc tiểu học, THCS nên chọn thể thơ ngắn (4, 5 chữ) hoặc lục bát là hợp lý. Chúng ta đã biết đến những bài thơ 5 chữ đi vào ký ức tuổi thơ như Đi học (Minh Chính), Cô giáo lớp em (Nguyễn Xuân Sanh)… Nếu đọc kỹ, ta sẽ thấy bài thơ Bắt nạt rất phong phú về phép tu từ như so sánh, ẩn dụ, câu hỏi tu từ, điệp cấu trúc… Đặc biệt là bố cục rất chặt chẽ, phù hợp tâm lý trẻ thơ; tính biểu cảm, nhân văn cũng rất cao.
Chính vì vậy, để bài thơ Bắt nạt không bị “gò ép khiên cưỡng”, không rơi vào nguy cơ trở thành bài học giáo dục công dân thì rất cần đến vai trò của giáo viên.
Ngọc Tuấn
|
Nguyễn Thế Hoàng Linh (sinh năm 1982) đã từng là sinh viên Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội. Ngay từ năm thứ 3 đại học, anh đã xuất thần sáng tác một loạt thơ và tuỳ ký. Thơ của anh có chất rất riêng và được rất nhiều bạn trẻ yêu thích.
Đặc biệt, Nguyễn Thế Hoàng Linh – tác giả bài thơ Bắt nạt – rất ít xuất bản tập thơ mà chỉ sáng tác và đăng hàng nghìn bài thơ trên internet. Tập thơ Ra vườn nhặt nắng được xuất bản năm 2017 và là một trong số ít tác phẩm xuất bản theo dạng này của anh.
|
Nguồn: thanhnien.vn
Bước 1: Truy cập vào trang https://www.bluezone.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.
Bước 2: Sau khi tải về, ứng dụng sẽ yêu cầu cho phép sử dụng Bluetooth để ghi nhận tiếp xúc với những người dùng đã cài đặt Bluezone khác. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên.
Bước 3: Sau khi cài đặt xong, bấm Quét xung quanh. Nếu có người ở gần bạn dưới 2m đã sử dụng Bluezone, ứng dụng sẽ tự động nhận diện những người dùng này và xếp vào danh sách đã tiếp xúc.