Trong đó, số ca phát hiện tầm soát trong cộng đồng là 4.455 ca, trong bệnh viện là 21.927, trong khu vực cách ly là 21.248 và trong khu vực phong tỏa là 103.421 ca.
Có thể do chủ quan
Chỉ tính riêng trong ngày 16.8, số ca tầm soát trong cộng đồng phát hiện rất cao, với 1.742 ca (chiếm hơn một nửa số ca mắc trong ngày), cao nhất là Q.Bình Tân 210 ca, Q.Gò Vấp 169 ca, Q.1 có 142 ca, Q.8 và Q.11 mỗi quận 111 ca…
Về số ca nhiễm trong cộng đồng tăng trong những ngày gần đây, lãnh đạo Thành ủy TP.HCM nhìn nhận có thể xuất phát từ sự chủ quan, tập trung đông ở khu vực tiêm vắc xin cũng như ùn tắc ở một số chốt kiểm soát. Do vậy, các quận, huyện và TP.Thủ Đức phải tập trung làm kỹ, không để ca nhiễm trong cộng đồng gia tăng gây lãng phí công sức, nỗ lực trước đây, trong đó tiêm vắc xin phải đảm bảo 5K.
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đánh giá giãn cách là tiền đề để cắt nguồn lây nhiễm nên các địa phương phải thực hiện nghiêm, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng “giãn cách xã hội hình thức” hoặc “ngoài chặt, trong lỏng”, nhất là ở các khu phong tỏa.
Chủ tịch UBND Q.1 Lê Đức Thanh cho biết một số khu vực như chợ Gà, chợ Gạo (P.Cầu Ông Lãnh) có mật độ dân cư đông đúc, chật hẹp nên khó đảm bảo giãn cách. Khi phát sinh một ca nhiễm, sau đó tầm soát phát hiện thêm nhiều ca F0 trong cộng đồng ở khu hẻm nhỏ. Biện pháp ứng phó của Q.1 là giãn dân, đưa các ca F0 và F1 đến khu cách ly tập trung của quận; rà soát thiết lập, bảo vệ và mở rộng “vùng xanh”.
Theo TS-BS Nguyễn Trung Hòa, Giám đốc Trung tâm y tế Q.Gò Vấp, số ca mắc trong cộng đồng được báo cáo dựa trên số ca cộng đồng đến bệnh viện, trạm y tế để test nhanh, ngoài ra một số ca ở nhà test dương tính phải đến bệnh viện test lại.
Xét nghiệm giám sát có trọng tâm
Theo lãnh đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), nơi này đã tham mưu cho Sở Y tế để tham mưu UBND TP ra kế hoạch chống dịch từ 15.8 – 15.9, trong đó có nội dung về giám sát về xét nghiệm (XN). Mục tiêu đảm bảo tính khoa học, thiết thực, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm nhằm phát hiện kịp thời bệnh nhân Covid-19 để điều trị hiệu quả, thu hẹp “vùng đỏ”, “vùng cam”, “vùng vàng” và mở rộng “vùng xanh”. Trong đó chia ra 3 giai đoạn cụ thể.
TP.HCM có gần 1 triệu lượt người ra đường mỗi ngày
Ngày 17.8, Công an TP.HCM cho biết mỗi ngày có gần 1 triệu lượt người ra đường cùng với 120.000 phương tiện. Dự báo thời gian tới, lượng người ra đường sẽ còn đông hơn vì từ ngày 16.8, TP đã mở rộng thêm một số nhóm đối tượng được ra đường.
Công an TP.HCM cho biết tiếp tục tăng cường tối đa lực lượng, phương tiện để tuần tra, kiểm soát và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về phòng chống dịch Covid-19.
Ngọc Lê
|
Từ ngày 15 – 22.8, là giải phóng vùng sạch và đánh giá nguy cơ tại các vùng có tỷ lệ nhiễm cao. Từ ngày 23 – 31.8, giai đoạn tách nguồn lây nhiễm mạnh và từ ngày 1 – 15.9 duy trì và kiểm soát lây nhiễm trong cộng đồng.
Đối với nơi ngoài khu vực phong tỏa, cho XN người có triệu chứng nghi ngờ nhiễm Covid-19. Tùy vào điều kiện thực tiễn, thực hiện giám sát ngẫu nhiên ở địa bàn dân cư có nhiều yếu tố nguy cơ lây nhiễm theo mẫu gộp hộ gia đình.
Duy trì và kiểm soát lây nhiễm trong cộng đồng. Giám sát, phát hiện sớm những người có triệu chứng nghi ngờ nhiễm Covid-19 hoặc người có yếu tố nguy cơ là những người từ 65 tuổi trở lên, người có bệnh lý nền, người béo phì cộng với yếu tố dịch tễ (sống chung nhà với F0 hoặc có tiếp xúc với F0). XN PCR hoặc test nhanh Covid-19 (nếu dương tính thì XN PCR và xử lý như một ca nghi nhiễm).
Đối với các đơn vị đang được phép hoạt động ở một số lĩnh vực có tiếp xúc nhiều như: y tế, quân đội, công an, nhà máy, doanh nghiệp, giao hàng (shipper)…, ngoài những biện pháp phòng chống dịch như quy định, cần chủ động xây dựng kế hoạch giám sát bằng XN đối với nhân viên của đơn vị mình định kỳ mỗi 7 ngày.
5 điểm quan trọng trong phòng chống dịch của TP.HCM
Ngày 17.8, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long làm việc với Thành ủy, UBND TP.HCM về công tác chăm sóc, điều trị người mắc Covid-19, bao gồm triển khai gói chăm sóc sức khỏe tại nhà cho F0 và cấp cứu, điều trị theo mô hình tháp 3 tầng.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đề nghị TP.HCM cần đặc biệt lưu tâm thực hiện 5 điểm trong công tác phòng chống dịch giai đoạn này: Phải thực hiện giãn cách thật nghiêm, là quan trọng, quyết định; Chú trọng thực hiện an sinh xã hội tại chỗ. Khi người dân được cung cấp các gói an sinh xã hội, họ sẽ không ra ngoài, hạn chế lây nhiễm; XN sớm là biện pháp then chốt nhằm phát hiện nguồn lây, bóc tách F0 khỏi cộng đồng, xác định rõ người nhiễm để có biện pháp hỗ trợ sớm, tránh để lây lan nhanh, diện rộng; Giảm tử vong là ưu tiên hàng đầu; Tiêm vắc xin, là chiến lược lâu dài.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng chỉ đạo nếu bệnh viện công nào từ chối bệnh nhân, đề nghị TP kỷ luật. Nếu cơ sở y tế trực thuộc Bộ thì Cục Quản lý khám chữa bệnh kỷ luật. Nếu là cơ sở y tế tư nhân sẽ rút giấy phép ngay.
Duy Tính
|
Với các trường hợp dương tính không có triệu chứng, xác định bằng xét nghiệm PCR hoặc test nhanh, được phát hiện trong cộng đồng thì tổ chức cho cách ly, chăm sóc, theo dõi tại nhà theo hướng dẫn của ngành y tế. Nếu có những triệu chứng hoặc có các yếu tố nguy cơ (như mắc các bệnh nền, béo phì hoặc ở trong khu dân cư có nguy cơ lây lan cao) thì cho chuyển đến các cơ sở điều trị để được theo dõi và xử lý kịp thời những diễn biến nặng.