Mặc dù chỉ mới triển khai và đang trong quá trình hoàn thiện, nhưng mô hình “đi chợ hộ” giúp dân ban đầu đã mang lại hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế, được người dân đón nhận. Hiện trên địa bàn TP.Nha Trang (Khánh Hòa) đã có ít nhất 3 xã, phường thực hiện mô hình chợ dã chiến để cung ứng thực phẩm cho người dân thông qua hình thức “đi chợ hộ”.
Ghi nhận của PV Thanh Niên, tại P.Vạn Thạnh (TP.Nha Trang), mô hình đi chợ thay dân đang thực hiện khá tốt.
Mô hình chợ dã chiến tại P.Vạn Thạnh, TP.Nha Trang
|
P.Vạn Thạnh là phường trung tâm, nổi tiếng với chợ Đầm – một trong những chợ đầu mối lớn nhất nam Trung bộ. Do có chợ đầu mối lớn trên địa bàn, nên từ trước đến nay hệ thống cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, bách hóa ít mở tại khu vực phường này.
Đội ngũ tình nguyện viên P.Vạn Thạnh đi chợ giúp dân
|
Khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, chợ Đầm cũng phải đóng cửa chống dịch, toàn phường bị phong tỏa, khiến người dân khu vực này gặp khó khăn trong việc mua thực phẩm ở đâu. Trước khó khăn này, chính quyền địa phương đã sớm có chủ trương “đưa chợ ra phố”.
Đi chợ giúp dân trong mùa dịch
|
Đội ngũ tình nguyện viên P.Vạn Thạnh đi chợ giúp dân
|
Tương tự, nắm bắt được nhu cầu thực phẩm của người dân ngày mỗi cao, trong khi việc đặt hàng online bị gián đoạn, hoặc nhiều người lớn tuổi, người không có điện thoại thông minh sẽ khó khăn trong việc đi chợ onine, P.Phương Sài cũng đã xin chủ trương TP.Nha Trang mở một chợ dã chiến để thực hiện mô hình “đi chợ hộ”, phục vụ nhu yếu phẩm cho người dân để họ yên tâm ở nhà, thực hiện theo khuyến cáo của TP trong thời gian giãn cách.
Mô hình chợ dã chiến “đưa chợ ra phố” của P.Phương Sài trên đường Bà Triệu (TP.Nha Trang)
|
Chợ dã chiến được phân công bảo vệ nghiêm ngặt để tránh ngươi mua không đúng đối tượng
|
Chợ dã chiến của P.Phương Sài nằm trên phố Bà Triệu, nơi có vị trí thông thoáng, lòng, lề đường rộng nên rất dễ thiết kế một khu chợ dã chiến. Tại đây, chính quyền địa phương đã kẽ từng ô nhỏ, bố trí các sạp chợ cách xa nhau và tất nhiên phải đảm bảo yêu cầu 5K như khuyến cáo của Bộ Y tế.
Chợ dã chiến P.Phương Sài được bố trí bàn bản, đảm bảo 5K
|
Tại mỗi gian hàng của khu chợ này đa phần chỉ có một tiểu thương đứng bán hàng. Giữa mỗi gian hàng đều trang bị những chiếc dù để người mua hàng chờ lượt không bị nắng. Bên cạnh đó, tại các quầy hàng đều bố trị các chai khử khuẩn sau khi giao dịch hàng hóa.
1 quầy bán tại chợ dã chiến P.Phương Sài đều bố trí rổ đựng hàng hóa, tiền và chai nước sát khuẩn
|
Quan sát của PV, tuy khi chợ nhỏ, chỉ vỏn vẹn chục gian hàng nhưng các nhu yếu phẩm thiết yếu như: gạo, rau xanh, thịt, trứng, đồ gia vị… đều có sẵn và luôn đáp ứng đủ nhu cầu.
Các tình nguyện viên P.Phương Sài đi chợ hộ người dân
|
Cũng như chợ dã chiến tại P.Vạn Thạnh, chợ này cũng độc tôn 1 nguồn khách hàng, đó chính là các tình nguyện viên đi chợ thay dân.
Các tình nguyện viên P.Phương Sài đi chợ hộ người dân
|
Bà Nguyễn Thị Kiều Anh, Bí thư Đảng ủy P.Phương Sài, cho biết để đảm bảo phòng dịch, phường yêu cầu các tiểu thương và người đi chợ phải đảm bảo 5K trong quá trình họp chợ. Ngoài ra, tiểu thương và các tình nguyện viên phải có xét nghiệm âm tính với Covid-19 còn hiệu lực mới được tham gia.
Một tình nguyện viên rời chợ dã chiến sau khi đã hoàn thanh nhiệm vụ “đi chợ thay dân”
|
“Dù mới hoạt động ngày thứ 3 nhưng người dân phấn khởi đón nhận mô hình này. Chính quyền rất vui và có thêm động lực để giúp dân và cùng chiến thắng dịch bệnh”, bà Nguyễn Thị Kiều Anh chia sẻ.
Chợ dã chiến luôn có lực lượng chức năng giám sát
|
Thịt bò – mặt hàng khá xa xỉ tại chợ dã chiến trong mùa dịch
|
Đa dang các loại thực phẩm trong chợ dã chiến tại chợ Phương Sài
|
Hàng hóa tại chợ dã chiến đều được niêm yết giá công khai
|
Ngoài thực phẩm tươi sống thiết yếu, chợ dã chiến còn có nhiều loại trái cây để bổ sung dinh dưỡng mùa dịch
|
Ra đời muộn hơn 2 phường nói trên, nhưng chợ dã chiến tại xã Vĩnh Ngọc, TP.Nha Trang cũng thu hút được nhiều quan tâm của người dân.
Người dân nề nếp xếp hàng đảm bảo 5K lúc đi chợ dã chiến xã Vĩnh Ngọc
|
Ngoài việc đảm bảo nguồn hàng cho mô hình “đi chợ thay dân” đang hoạt động, chợ dã chiến Vĩnh Ngọc còn là nơi tiêu thụ trực tiếp nông sản và rau xanh của người dân địa phương nơi đây.
Đặc biệt, Vĩnh Ngọc là xã thuần nông, rất nhiều người dân nơi đây có nghề trồng rau là thu nhập chính. Cũng ảnh hưởng dịch bệnh, rau trồng ra không bán được do lệnh giãn cách, nên đồng nghĩa với việc họ gặp khó khăn như bao hoàn cảnh khác.
Nhiều mặt hàng thiết yếu tại chợ dã chiến Vĩnh Ngọc được bày bán
|
Sáng 23.8, ghi nhận tại chợ Vĩnh Ngọc, dù mới qua 2 ngày hoạt động nhưng các mặt hàng tại chu chợ khá phong phú, chẳng khác gì ngày thường không có dịch là mấy, thậm chí nhiều mặt hàng còn xã xỉ hơn chơ phố, như chỗ có cả thịt bò tươi.
Chợ dã chiến này được bố trí trong khuôn viên một Nhà văn hóa thôn, rất rộng rãi và đặc biệt nằm dưới tán 2 cây bàng cổ thụ nên mát từ sáng đến chiều.
Nhiều mặt hàng thường ngày như bún, đậu hũ được bày bán tại chợ dã chiến Vĩnh Ngọc
|
Hàng hải sản – đặc trưng của phố biển Nha Trang được bày bán tại chợ dã chiến Vĩnh Ngọc
|
Theo ông Lê Văn Mỹ, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Ngọc, chợ này được TP yêu cầu thành lập, thời gian có 24 tiếng từ khi có chủ trương đến hoàn thiện chợ.
Rất may, nỗ lực của tập thể xã cuối cùng cũng ra đời được một chợ dã chiến đậm đà chất quê, đảm bảo thêm nguồn cung thực cho dân các ngày TP đang siết chặt biện pháp chống dịch.
Tiểu thương bán tại chợ là người chưa từng vi phạm quy định chống dịch, phải tuyệt đối tuân thủ 5K
|
Ngoài mục đích cung ứng hàng hóa cho các tổ cứu trợ đi chợ thay dân, chợ còn bán cho một số dân khu vực lân cận, nhưng phải tuyệt đối đảm bảo 5K. Tiểu thương bán tại chợ là người chưa từng vi phạm quy định chống dịch và ưu tiên tiêu thụ hàng hóa trong dân của xã và các vùng lân cận.
Trong khi việc đặt hàng online bị chậm trễ, việc ra đời các chợ dã chiến dưới mô hình “đi chợ hộ” tại TP.Nha Trang đang đáp ứng được nguồn cung thực phẩm an toàn cho dân và phù hợp với thực tế hiện nay. Khi người dân tin tưởng vào nguồn cung thực phẩm đầy đủ, họ sẽ “ở yên trong nhà” chống dịch Covid-19.