Monday, November 25, 2024

Hàng trăm ngàn tấn lúa, khoai, tôm, cá… cần tiêu thụ



UBND tỉnh Kiên Giang chỉ đạo các ngành chức năng tạo điều kiện tốt nhất để công ty, doanh nghiệp, thương lái mua nông, thủy sản trong tỉnh được lưu thông trong khung giờ từ 18 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau.

Hàng trăm ngàn tấn lúa, khoai, tôm, cá... cần tiêu thụ

 

Ngày 28.8, tin từ Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 kéo dài nên việc thu hoạch và tiêu thụ nông, thủy sản của nông dân trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn.
Theo thống kê sơ bộ, tỉnh Kiên Giang còn trên 240.000 ha lúa hè thu và thu đông chưa thu hoạch; hơn 2 tấn khoai lang các loại, hơn 8.500 tấn khóm và nhiều mặt hàng nông sản khác cần được kết nối để tiêu thụ cho bà con. Về thủy sản, tôm nuôi và cá nuôi trong tháng 8 là 12.900 tấn, tôm các loại đạt 12.500 tấn và hơn 400 tấn cá biển nuôi…
Trước tình hình đó, các cấp, các ngành và các địa phương; đặc biệt là Sở NN-PTNT đã tổ chức nhiều hoạt động kết nối với các nhà hảo tâm tổ chức mua hàng hóa ủng hộ nông dân và tìm thêm nhiều kênh tiêu thụ khác. Một số đơn vị Huyện đoàn Giồng Riềng, Huyện đoàn An Biên đã thành lập kênh bán hàng online, thành lập đội thu gom nông sản và giao hàng tận nhà giúp bà con nông dân; Trung tâm hỗ trợ nông dân và giáo dục nghề nghiệp tỉnh Kiên Giang đã kết nối tiêu thụ nông thủy sản cho người dân thông qua điểm bán hàng trực tiếp, liên hệ nhiều tổ chức, cá nhân để bán hàng…
 

Ông Bùi Quốc Duy, Trưởng phòng NN-PTNT Tân Hiệp, cho biết UBND huyện đã thành lập tổ công tác chỉ đạo sản xuất, kết nối cung cầu tiêu thụ nông sản, phản ánh, phối hợp tháo gỡ khó khăn lưu thông hàng hóa, vật tư nông nghiệp, thu hoạch và mua nông sản, thủy sản trên địa bàn huyện. Mỗi xã, thị trấn cũng thành lập 1 tổ riêng để phối hợp nhịp nhàng. Bên cạnh việc kêu gọi cán bộ, công chức, viên chức mua nông sản ủng hộ người dân, các cấp, các ngành huyện Tân Hiệp còn tìm giải pháp tiêu thụ nông sản lâu dài.
“Hiện tại, ngành nông nghiệp huyện Tân Hiệp đang đẩy mạnh triển khai vận động, liên kết Ban quản lý các chợ trên địa bàn huyện. Các xã, thị trấn có hàng hóa muốn cung cấp thì liên hệ với Ban quản lý chợ, lực lượng này sẽ trở thành đầu mối trao đổi với các hộ tiểu thương, giúp thúc đẩy đầu ra cho nông sản. Nhờ sự nỗ lực, cố gắng nên tình hình tiêu thụ nông sản đã có chuyển biến, góp phần tiêu thụ hàng trăm tấn nông, thủy sản cho bà con nông dân trong nội tỉnh, chưa xảy ra tình trạng tồn đọng nông sản đến mức phải hủy bỏ’, ông Duy thông tin.
Mới đây, UBND tỉnh Kiên Giang đã ra công văn chỉ đạo tạo điều kiện tốt nhất để công ty, doanh nghiệp, thương lái thu mua nông sản, vật tư sản xuất được lưu thông trong khung giờ từ 18 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau. Sở GTVT Kiên Giang gia hạn thẻ nhận diện có mã QR Code cho các phương tiện vận tải để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu mua và vận chuyển nông sản trên địa bàn tỉnh. Các huyện cấp giấy xác nhận cho người dân và phương tiện thu hoạch, thu mua nông sản, vận chuyển vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp trong thời gian thực hiện giãn cách; các cơ sở, thương lái thu mua thủy sản được cấp giấy thông hành để đảm bảo nông sản của người dân được tiêu thụ.

 

 

 

Hãy cài đặt Bluezone để bảo vệ mình, bảo vệ mọi người. Để cài đặt ứng dụng này trên điện thoại, cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào trang https://www.bluezone.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.

Bước 2: Sau khi tải về, ứng dụng sẽ yêu cầu cho phép sử dụng Bluetooth để ghi nhận tiếp xúc với những người dùng đã cài đặt Bluezone khác. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên.

Bước 3: Sau khi cài đặt xong, bấm Quét xung quanh. Nếu có người ở gần bạn dưới 2m đã sử dụng Bluezone, ứng dụng sẽ tự động nhận diện những người dùng này và xếp vào danh sách đã tiếp xúc.



PHIM ĐẶC SẮC
spot_img
spot_img
spot_img
spot_img
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img