Các CEO nên áp dụng chiến lược nào cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên vô định?

Trong hai năm qua, virus Corona và các biến thể nguy hiểm của nó liên tục khiến các doanh nghiệp Việt Nam lâm vào cảnh lao đao, thậm chí phải giải thể. Vậy các CEO sẽ phải áp dụng chiến lược nào để giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong kỷ nguyên đầy biến động này?

Các CEO nên áp dụng chiến lược nào cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên vô định?
 

Theo bà Cao Cẩm Linh – Giám đốc chiến lược của Viettel Post, chúng ta đang sống trong một thời kỳ VUCA (biến động, không chắc chắn, phức tạp và mơ hồ), không ai có thể nói trước được điều gì. Bao giờ đại dịch Covid-19 mới chấm dứt? Liệu khi đó doanh nghiệp sẽ phát triển theo chiều hướng nào? Nên xây dựng chiến lược ra sao để phù hợp với tình hình?

Do vậy, tất cả chúng ta buộc phải thay đổi để thích ứng. Doanh nghiệp thích ứng càng nhanh thì càng có nhiều cơ hội tạo ra sức mạnh cạnh tranh trong và sau dịch. Trong thời kỳ hỗn loạn như thế này, mỗi một doanh nghiệp nên xây dựng sẵn ít nhất là 3 kịch bản: “?”.

Các CEO nên áp dụng chiến lược nào cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên vô định?

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần xây dựng thêm các phương án dự phòng. Nếu như trong trường hợp của kịch bản số 1,2,3 không diễn ra thuận lợi, kế hoạch vạch ra bị ảnh hưởng bởi một yếu tố khách quan không thể xác định trước thì doanh nghiệp vẫn có thể ứng phó thông qua việc xác định nguồn lực hiện có, dựa trên tài chính, công nghệ hay nhân lực để đưa ra quyết định thích hợp nhất.

Bà Cao Cẩm Linh cho biết: ”.

Các CEO nên áp dụng chiến lược nào cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên vô định?

 

Các CEO nên áp dụng chiến lược nào cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên vô định?

Bà Cao Cẩm Linh cũng cho rằng: “. Thông tin chính xác là yếu tố quan trọng nhất trong thời kỳ VUCA. Nếu các doanh nghiệp chỉ có được thông tin khi chúng xuất hiện trên đài, báo thì đã chậm hơn thị trường một bước.

Bởi vậy, nhiệm vụ của các nhà lãnh đạo là phải mở rộng mối quan hệ của mình. Việc này có thể không đem lại hiệu quả ngay lập tức nhưng trong tương lai gần, lợi ích mà doanh nghiệp có được là rất lớn. Nắm bắt được thông tin sớm hơn một chút cũng có thể tạo ra bước ngoặt quan trọng, giúp các doanh nghiệp tích lũy đầy đủ nguồn lực cũng như có thời gian để phản ứng trước những biến động.

Các CEO nên áp dụng chiến lược nào cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên vô định?

Để minh họa rõ hơn cho điều này, bà Linh chia sẻ về trường hợp của sàn TMĐT Vỏ Sò: “Ngay từ khi ra mắt, sứ mệnh của sàn TMĐT Vỏ Sò luôn là nâng tầm nông sản Việt, nhưng không chỉ dừng lại ở việc thương mại hóa thị trường nội địa, Vỏ Sò còn đặt mục tiêu đưa nông sản xuất khẩu nước ngoài bằng hình thức thương mại điện tử xuyên biên giới. Khi nhìn thấy cơ hội từ mùa vải năm 2021, chúng tôi nhanh chóng họp khẩn để tìm ra chiến lược phù hợp.

Năm nay, tình hình dịch bệnh phức tạp ảnh hưởng đến đầu ra của vải thiều Bắc Giang, các cơ quan ban ngành địa phương đều rất quan tâm và tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp cùng xúc tiến tiêu thụ vải cho người nông dân. Đó chính là “thông tin” mang tính quyết định để Vỏ Sò nhận ra thời cơ đã đến. Chỉ trong vòng 3 ngày, Vỏ Sò đã hoàn thiện việc xây dựng kế hoạch cho đơn hàng xuất khẩu theo hình thức thương mại điện tử xuyên biên giới đầu tiên với sản phẩm thử nghiệm là vải thiều, song hành với công tác hoàn thiện hệ thống hạ tầng, thay đổi về luồng vận chuyển…”.

Kết quả, mùa vải 2021 đã tạo ra một cú hích quan trọng trong tình trạng “bình thường mới”, tạo tiền đề, kinh nghiệm cho Vỏ Sò trong việc tiếp cận các nông sản, đặc sản sau này. Không những vậy, sự kiện lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu nông sản bằng hình thức thương mại điện tử xuyên biên giới đã tạo ra hiệu ứng mạnh mẽ đối với bà con kiều bào, thúc đẩy Viettel Post tiếp tục triển khai mở rộng mô hình kinh doanh này đối với nhiều loại đặc sản của Việt Nam tới các thị trường nước ngoài tiềm năng khác.  

Khi được hỏi về chiến lược cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bà Cao Cẩm Linh cho rằng sẽ có hai nhóm. Một nhóm là các doanh nghiệp lao vào thị trường để kiếm tiền, tạo doanh thu; một nhóm khác sẽ có xu hướng thu mình lại, tổ chức tái cơ cấu, chuẩn bị nguồn lực sau khi hết dịch, sẽ bắt đầu ứng phó, phát triển, mở rộng kinh doanh.

Vậy, điều quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tình hình dịch bệnh bất ổn như hiện tại là phải xác định được xem doanh nghiệp của mình nên tham gia nhóm “chiến đấu” hay “đóng băng” để đưa ra các sách lược phù hợp.

Các CEO nên áp dụng chiến lược nào cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên vô định?

Bà Cao Cẩm Linh cũng nhấn mạnh: .

Bên cạnh đó, trong quá trình hoạch định chiến lược, các doanh nghiệp cần có một khâu là dự báo rủi ro – quản trị rủi ro. Việc liệt kê đầy đủ các rủi ro có thể xảy ra rất quan trọng đối với các doanh nghiệp để từ đó chuẩn bị trước các phương án đối phó khi cần thiết.

Tất nhiên, chúng ta chỉ có thể dự báo rủi ro trong một phạm vi nhất định. Còn với những biến động bất thường, không thể dự báo, điều cần làm là xây dựng kế hoạch về nguồn lực, đảm bảo sức mạnh nội tại để khi xảy ra tình huống không thể tiên liệu, các doanh nghiệp có thể ứng phó trong thời gian ngắn nhất.