Tại Diễn đàn online, bà Trần Uyên Phương – Phó tổng giám đốc Tân Hiệp Phát chia sẻ 04 kịch bản chính về tương lai của thế giới và Việt Nam.
Diễn đàn trực tuyến với chủ đề Sáng tạo kinh doanh trong môi trường biến đổi do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức dưới sự chỉ đạo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức chiều 8/9.
Bà Trần Uyên Phương – Phó tổng giám đốc Tân Hiệp Phát.
Tại Diễn đàn online, bà Trần Uyên Phương – Phó tổng giám đốc Tân Hiệp Phát chia sẻ quan điểm của Ipsos về tình hình của Việt Nam và thế giới. Theo đó, sẽ có 04 kịch bản chính về tương lai của thế giới và Việt Nam.
Theo bà Uyên Phương, kịch bản đầu tiên là mọi thứ trở lại trạng thái như lúc trước.
“”, bà Phương nói.
Tuy nhiên, ở kịch bản thứ nhất này, tình trạng thất nghiệp sẽ là một vấn đề lớn ở nhiều quốc gia có dân số trẻ trong khi đó, những người trẻ và cầu tiến sẽ có xu hướng “bất mãn”, nhưng những người lớn tuổi hơn sẽ cảm thấy hài lòng khi được “quay lại trạng thái bình thường”.
Ở kịch bản thứ 2 là bảo vệ xã hội hiện tại. Với kịch bản này, bà Uyên cho biết nền kinh tế chậm phát triển hoặc trì trệ, trọng tâm là những vấn đề trong nước.
“”, bà Phương nói.
Cũng theo chia sẻ của bà Phương, kịch bản thứ ba là xã hội biến đổi tiêu cực. Tại kịch bản này mặc dù có sự hồi phục về kinh tế, nhưng không phải phù hợp cho tất cả mọi người. Sẽ áp dụng một số hình thức về an sinh xã hội – UBI, chính sách về thuế, chính sách việc làm. Kịch bản này nếu xảy ra, thay đổi trọng tâm về phát triển kinh doanh sang giải quyết các vấn đề xã hội.
Và kịch bản thứ tư là tình trạng đổ vỡ, mong manh. Tại kịch bản này, nền kinh tế chậm phát triển và sự sụp đỗ của hệ sinh thái/ cách vận hành của quốc gia tạo ra một xã hội cực đoan. Cùng với đó, tầng lớp trung lưu gặp khó khăn, nghèo khổ – sẽ trút sự tức giận đến chính phủ và tầng lớp cao hơn. Người dân hướng đến những nhu cầu cơ bản nhất và những ý tưởng mới sẽ phải bắt đầu từ nền tảng cơ bản nhất.
Ở kịch bản này, bà Phương nhấn mạnh những vấn đề liên quan đến môi trường sẽ không còn quan trọng bằng việc chính phủ phải đối phó với tình trạng bất ổn của kinh tế và xã hội.
Về các xu hướng trong tương lai, bà Phương chia sẻ, với xu hướng tiêu dùng và lựa chọn nhãn hàng, tương lai người tiêu dùng có xu hướng sản phẩm/ nhãn hiệu có đạo đức, chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ tốt nhất cho cộng đồng. Cùng với đó, người tiêu dùng đang tìm kiếm ý nghĩa trong mục đích thương hiệu, vượt ra ngoài các thuộc tính chức năng và hướng đến đạo đức.
Cũng theo bà Phương, do ảnh hưởng của dịch, người tiêu dùng cần sản phẩm thiết yếu với giá thành thấp. Cùng với đó, xu hướng tự nấu ăn, tự làm việc nhà sẽ gia tăng và việc ăn chay sẽ trở nên thiết thực hơn chỉ là tư tưởng tôn giáo.
“”, bà Phương nhấn mạnh.
Cuối cùng là kinh doanh bán hàng là sân chơi của những nhãn hàng lớn, các nhà sản xuất hàng loạt với quy mô lớn và kinh doanh online/ trực tuyến đang phát triển mạnh.
Về vấn đề sáng tạo để thích nghi với người tiêu dùng và môi trường kinh doanh trong bối cảnh COVID bà Phương chia sẻ, thời gian tới, doanh nghiệp bà không những sản phẩm không tăng giá mà duy trì khuyến mãi để hệ thống phân phối có thể hổ trợ sản phẩm đến cho người và đảm bảo mức lợi nhuận của họ.
“Chúng tôi cũng nỗ lực để không bị cung ít hơn cầu dẫn đến lạm phát về giá của sản phẩm và nỗ lực tối đa cải tiến quy trình để duy trì cơ chế kiểm soát nhưng vẫn nỗ lực thanh toán đúng hạn cho nhà cung ứng”, bà Phương chia sẻ thêm.
Nguồn: diendandoanhnghiep.vn
Bước 1: Truy cập vào trang https://www.bluezone.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.
Bước 2: Sau khi tải về, ứng dụng sẽ yêu cầu cho phép sử dụng Bluetooth để ghi nhận tiếp xúc với những người dùng đã cài đặt Bluezone khác. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên.
Bước 3: Sau khi cài đặt xong, bấm Quét xung quanh. Nếu có người ở gần bạn dưới 2m đã sử dụng Bluezone, ứng dụng sẽ tự động nhận diện những người dùng này và xếp vào danh sách đã tiếp xúc.