Việc trạm trộn bê tông tại xã Chơ Long, huyện Kông Chro sử dụng nước suối để hoạt động, nước thải chảy tràn ra suối, làm ảnh hưởng đến nguồn nước. Nhưng theo kết luận của Sở Công thương thì không có hiện tượng nước chảy tràn từ trạm trộn ra môi trường.
Vụ trạm trộn không phép phục vụ điện gió tại Gia Lai: Kiểm tra bằng trực quan
Việc trạm trộn bê tông tại xã Chơ Long, huyện Kông Chro sử dụng nước suối để hoạt động, nước thải chảy tràn ra suối, làm ảnh hưởng đến nguồn nước. Nhưng theo kết luận của Sở Công thương thì không có hiện tượng nước chảy tràn từ trạm trộn ra môi trường.
Sau khi Môi trường và đô thị Việt Nam đăng bài viết: “Vụ trạm trộn không phép phục vụ điện gió tại Gia Lai: Làm ảnh hưởng nguồn nước” ngày 9/9. Đến ngày 11/9/2021,UBND tỉnh Gia Lai đã ký, ban hành Văn bản hỏa tốc số: 1295/UBND-CNXD “V/v kiểm tra hoạt động của các trạm trộn bê tông gây ô nhiễm môi trường”, gửi: Sở Công thương; Sở Tài nguyên và Môi trường; UBND các huyện: Kông Chro, Đak Pơ và các cơ quan có liên quan, tổ chức kiểm tra và xử lý theo quy định.
Tại Báo cáo số: 303/BC-SCT ngày 12/9 của Sở Công thương tỉnh Gia Lai “V/v kết quả kiểm tra hoạt động của các trạm trộn bê tông trên địa bàn huyện Kông Chro và Đak Pơ”.
Theo đó, “Sở Công Thương đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Kông Chro tổ chức kiểm tra tại hiện trường Trạm trộn bê tông phục vụ các dự án điện gió tại làng Brưh, xã Chơ Long, huyện Kông Chro.
Sau khi nhận được Văn bản số 2472/UBND-TNMT ngày 05/9/2021 củaUBND huyện Kông Chro, bài viết “Vụ trạm trộn không phép phục vụ điện giótại Gia Lai: Làm ảnh hưởng nguồn nước” trên trang tin điện tửMoitruongvadothi.vn tiếp tục đặt ra vấn đề sau: “Theo ghi nhận của PV ngày19/8, tại khu vực trạm trộn, không thấy có bể chứa nước thải, nước ở bên trongtrạm trộn chảy tràn ra bên ngoài, nước nổi bọt có màu trắng đục. Nhưng theoVăn bản phản hồi của UBND huyện Kông Chro lại không làm rõ vấn đề nướccó màu trắng đục được thải ra. Đề nghị phía Huyện kiểm tra vấn đề này đểlàm rõ việc trạm trộn sử dụng nguồn nước suối để rửa xe nhưng lại thải trànra nước có màu như trên”.
Qua báo cáo của UBND huyện Kông Chro, đơn vị sở hữutrạm trộn bê tông và kết quả kiểm tra bằng trực quan tại hiện trường cho thấy:Tại trạm trộn, có khoảng 25 xe bồn bê tông, lượng nước dùng để rửa xekhoảng 50 m3/ngày; Đơn vị sở hữu trạm trộn bê tông đã đào 01 bể lắng và 01 bể lọc (mỗi bể códung tích chứa khoảng 1.000 m3) trước ngày 30/7/2021 để thu gom xử lý nguồnnước thải nhằm đảm bảo môi trường khu vực xung quanh; lượng nước rửa xe saukhi qua bể lọc được tuần hoàn, tái sử dụng, không xả ra môi trường.
Ngoài ra, cũngđã đắp một bờ bao cao khoảng 01 m, dài khoảng 50 m để ngăn nước mặt chảy tràntrên sân công nghiệp (dung tích chứa khoảng 200 m3).Tại thời điểm kiểm tra, không có hiện tượng nước chảy tràn từ trạm trộnbê tông ra môi trường.
Đoàn kiểm tra đề nghị một số nội dung như sau:Việc kiểm tra, xử lý các sai phạm về bảo vệ môi trường (nếu có) đối vớiTrạm trộn bê tông tại làng Brưh, xã Chơ Long, huyện Kông Chro cung cấp bê tông chocác dự án điện gió theo phân cấp là trách nhiệm,thẩm quyền của UBND huyện Kông Chro. Việc này đã được UBND huyện xửphạt vi phạm hành chính theo quy định và đơn vị sở hữu Trạm trộn bê tông đãkhắc phục những thiếu sót, sai phạm.
Trong thời gian tới, đề nghị UBND huyện Kông Chro tiếp tục nâng cao vaitrò quản lý nhà nước trong lĩnh vực môi trường; tiếp tục kiểm tra, giám sát chặtchẽ, kịp thời phát hiện các bất cập trong quá trình hoạt động của Trạm trộn bê tôngnày để yêu cầu đơn vị khắc phục; xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối vớimọi hành vi tác động gây ô nhiễm môi trường (nếu có) và báo cáo về UBND tỉnhGia Lai, Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi, chỉ đạo.
Đốivới đơn vị sở hữu Trạm trộn bê tông:Yêu cầu đơn vị sở hữu thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; kịpthời khắc phục những thiếu sót, sai phạm (nếu có) theo yêu cầu của UBND huyệnKông Chro; thường xuyên kiểm tra, gia cố bờ bao của các bể để tránh trường hợpnước chảy tràn ra môi trường”.
Khu vực trạm trộn bê tông tại làng Brưh, xã Chơ Long, huyện Kông Chro giáp với con suối.
Vấn đề được đặt ra: Tại Văn bản số 303 của Sở Công thương tỉnh Gia Lai lại nêu: “Đơn vị sở hữu trạm trộn bê tông đã đào 01 bể lắng và 01 bể lọc… lượng nước rửa xe saukhi qua bể lọc được tuần hoàn, tái sử dụng, không xả ra môi trường lượng nước rửa xe saukhi qua bể lọc được tuần hoàn, tái sử dụng, không xả ra môi trường”.
Trái với những gì mà Sở Công thương trả lời, theo ghi nhận của PV ngày 19/8, tại khu vực trạm trộn, nước ở bên trong trạm trộn chảy tràn ra ngoài có màu trắng đục, chảy thẳng ra môi trường xung quanh, tạo thành các rãnh và đi thẳng xuống suối mà không thấy đi qua bể lắng và bể lọc để tái sử dụng như những gì mà Văn bản 303 nêu.
Vậy nước từ trạm trộn tràn ra ngoài mà PV chụp được tại hiện trường và đăng tải trên loạt bài viết thì Sở Công thương giải thích vấn đề này như thế nào?
Việc cơ quan chức năng kiểm tra bằng trực quan thì liệu có khách quan? Và trạm trộn tự do sử dụng nguồn nước suối khoảng 50m3/ngày dùng để rửa 25 xe bồn bê tông thì có đúng quy định?
Đề nghị UBND tỉnh Gia Lai chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý dứt điểm những vấn đề mà PV đã nêu ra và có văn bản trả lời đến Văn phòng đại diện khu vực Tây Nguyên tại Gia Lai.
Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.
Nguồn: moitruongvadothi.vn
Bước 1: Truy cập vào trang https://www.bluezone.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.
Bước 2: Sau khi tải về, ứng dụng sẽ yêu cầu cho phép sử dụng Bluetooth để ghi nhận tiếp xúc với những người dùng đã cài đặt Bluezone khác. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên.
Bước 3: Sau khi cài đặt xong, bấm Quét xung quanh. Nếu có người ở gần bạn dưới 2m đã sử dụng Bluezone, ứng dụng sẽ tự động nhận diện những người dùng này và xếp vào danh sách đã tiếp xúc.