Tuesday, November 26, 2024

Đừng dạy và học trực tuyến trong căng thẳng



Rất nhiều bạn đọc gửi ý kiến, tranh luận và nêu quan điểm xung quanh chuyện dạy và học trực tuyến sau khi đọc bài viết Lại thêm một giảng viên mắng sinh viên là “óc trâu” trong khi dạy trực tuyến.

Đừng dạy và học trực tuyến trong căng thẳng

 

Sau khi Thanh Niên đăng tải bài viết Lại thêm một giảng viên mắng sinh viên là “óc trâu” trong khi dạy trực tuyến, rất nhiều bạn đọc gửi ý kiến, tranh luận và nêu quan điểm xung quanh chuyện dạy và học trực tuyến trong bối cảnh dịch Covid-19.
Mạng xã hội lan truyền đoạn clip ngắn ghi lại màn hình của lớp học trực tuyến được cho là thuộc bộ môn cơ điện tử, khoa Cơ khí, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, trong đó có đoạn thoại khiến không ít người “sốc” khi giảng viên mắng sinh viên là “óc trâu” và quát tháo rất lớn tiếng.

Người thầy quá nóng tính

Việc giáo viên lớn tiếng với học sinh, sinh viên không phải xảy ra lần đầu khi ngành giáo dục tổ chức học trực tuyến từ tháng 9 này. Nhiều bạn đọc (BĐ) cho rằng giảng viên trong đoạn clip đã hành xử thiếu chuẩn mực. BĐ khoi vo bày tỏ ý kiến: “Bầu không khí căng thẳng như vậy, khiến việc học càng áp lực, những người khác tâm lý sợ hãi khi bị gọi tên thì còn lo học hành gì mà sẽ đối phó. Có thể bạn này không giỏi ở môn này, nhưng giỏi ở môn khác, cần tôn trọng sinh viên. Người giáo viên này thiếu sự thấu hiểu và kỹ năng sư phạm”. BĐ nld ngắn gọn: “Tôi thấy thầy giáo này hành xử chưa được chuẩn mực”.
Một số BĐ nêu quan điểm rằng giảng viên trong đoạn clip đã nặng lời trong không gian sư phạm. BĐ ở địa chỉ email binhgct…@gmail.com viết: “Đại học là tự học, học trực tuyến đã khó khăn trong tương tác và tiếp thu mà còn bị mắng như vầy thì rất ảnh hưởng tâm lý. Đề nghị nhà trường chấn chỉnh, cần thiết thì xử lý cắt thi đua để tránh tái diễn ảnh hưởng uy tín trường”. BĐ Luan thẳng thắn: “Dù ức chế chuyện gì thì thầy cũng không nên trút hết tức giận lên sinh viên. Làm nghề thầy giáo thì phải từ tâm”.

Sinh viên gây ức chế

Một số BĐ nêu quan điểm rằng trong sự việc này, sinh viên cũng có phần lỗi, như BĐ Duy Hung Nguyen: “Sao cứ đổ lỗi cho giảng viên? Trong câu chuyện này, sinh viên chỉ có mỗi việc đơn giản là đánh số trong hình chữ nhật mà làm cũng không được. Thầy chứ có phải thánh đâu mà cầm tay từng người chỉ như vậy? Học phải tập trung chứ. Sinh viên kỹ thuật phải tập kỹ năng chính xác”. BĐ Duc Lehong cùng quan điểm: “Đại học, phải tự suy nghĩ, phát hiện, nghĩa là tập trung quan sát, ghi nhận với tốc độ cao chứ không như ở phổ thông”.
Ở góc độ rộng hơn, nhiều BĐ nhìn nhận việc áp dụng giải pháp tình thế học trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh này cũng ít nhiều gây căng thẳng cho thầy lẫn trò. “Có lẽ hình thức trực tuyến này chỉ là giải pháp cấp bách. Thiếu nền tảng trang thiết bị căn bản, có gì dùng nấy, chưa đạt chuẩn. Cho nên việc dạy và tiếp thu rất lúng túng và hạn chế. Sự tiếp thu hạn chế của học sinh, sinh viên khiến giáo viên lo lắng, căng thẳng”, BĐ Mạnh Đức đặt vấn đề.
Do đó, thầy và trò cần chú ý hành xử phù hợp trong bối cảnh giáo dục trực tuyến hạn chế trong truyền đạt và tiếp thu, để tránh những sự cố không mong muốn. BĐ ở địa chỉ email ph***@student.ctuet.edu.vn chia sẻ: “Giảng viên đại học có áp lực dạy học rất lớn. Nội dung kiến thức thì phức tạp hơn, thời gian giảng dạy thì cũng hạn chế. Thêm nữa thời gian qua dịch bệnh làm xáo trộn, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của mọi người, khó tránh khỏi những phản ứng nóng nảy nhất thời của cả người thầy lẫn sinh viên”.
 
* Không ai phủ nhận sự đóng góp công sức của mỗi người thuộc những ngành nghề khác nhau. Thầy giáo đứng trước lớp lại càng phải chuẩn mực khi đưa ra những thông tin cần thiết. Thái độ và cách ứng xử luôn là đề tài được nhiều người, nhiều thế hệ quan tâm. Mong sẽ không còn những tiết học như thế này nữa.
 
Linh
 
* Tại sao những vụ việc này cứ xảy ra, có cách nào khắc phục không? Chắc chắn là có, đối với sinh viên đại học hãy ngưng các phương pháp giảng dạy kiểu “thầy đồ” đi. Giảng viên nên chỉ dẫn link tới kho học liệu của trường – nhiệm vụ của sinh viên là phải tìm hiểu và có trách nhiệm chứng minh kiến thức thu nhận được sau khi tìm hiểu. Thầy xem xét và hướng dẫn thêm.
 
Long Hai
 
* Nên chăng cho giảng viên và cả sinh viên học và rèn luyện khả năng kiểm soát cảm xúc? Vì ai cũng có khó khăn của riêng mình.
 
Linh Hong
 
* Mặc dù dùng từ ngữ hơi quá, nhưng cũng mong mọi người hãy nhẹ nhàng bỏ qua cho cuộc sống chúng ta đơn giản dễ chịu hơn, chúc các thầy và trò cố gắng vượt qua.
 
Chau Phi

 

 

 

Hãy cài đặt Bluezone để bảo vệ mình, bảo vệ mọi người. Để cài đặt ứng dụng này trên điện thoại, cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào trang https://www.bluezone.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.

Bước 2: Sau khi tải về, ứng dụng sẽ yêu cầu cho phép sử dụng Bluetooth để ghi nhận tiếp xúc với những người dùng đã cài đặt Bluezone khác. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên.

Bước 3: Sau khi cài đặt xong, bấm Quét xung quanh. Nếu có người ở gần bạn dưới 2m đã sử dụng Bluezone, ứng dụng sẽ tự động nhận diện những người dùng này và xếp vào danh sách đã tiếp xúc.



PHIM ĐẶC SẮC
spot_img
spot_img
spot_img
spot_img
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img