Tuesday, September 3, 2024

Những thách thức do biến đổi khí hậu đối với Đồng bằng Sông Cửu Long



Ðồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) đang chịu tác động tiêu cực của quá trình biến đổi khí hậu (BÐKH). Hạn hán, xâm nhập mặn là hai loại thiên tai đã và đang tác động mạnh đến toàn vùng.

tm-img-alt
Người dân Đồng bằng sông Cửu Long, đối phó với tác động của BĐKH. Ảnh: Internet

Đồng bằng sông Cửu Long luôn phải chịu ảnh hưởng thường xuyên của những trận lũ lớn, sự xâm nhập mặn và đất bị ô nhiễm. Đây là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất ở Việt Nam bởi sự xâm nhập mặn với 1,8 triệu ha diện tích đất bị nhiễm mặn. 

Theo dự báo, tình hình hạn hán năm 2021 khốc liệt và kéo dài, người dân trong vùng còn gọi là “hạn Bà Chằn”. 

Việc phân tích và nhận biết được những nguy cơ biến đổi khí hậu đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ giúp các địa phương chủ động những kế hoạch và phương án ứng phó hợp lý, giảm thiểu thiệt hại và thích ứng với biến đối khí hậu.

Theo nghiên cứu dự báo của Tổ chức Oxfam, nguy cơ đồng bằng sông Cửu Long phải đối mặt do biến đổi khí hậu là:

1. Đến khoảng năm 2100, mực nước biển có thể dâng lên trong khoảng 30cm đến 1m. Nhiều khả năng nước biển sẽ dâng lên mức 1m hơn, lúc đó thì 90% diện tích của đồng bằng sông Cửu Long có thể bị ngập lụt hàng năm.

2. Đến năm 2030, khả năng nước biển dâng có thể làm cho khoảng 45% diện tích đất của Đồng bằng sông Cửu Long bị nhiễm mặn hoàn toàn và mùa vụ bị thiệt hại do lũ lụt.

3. Lưu lượng nước vào mùa khô của sông Cửu Long được dự đoán sẽ giảm đi từ 2 – 4% vào năm 2070, đây là một yếu tố khác góp phần vào hiện tượng nhiễm mặn và thiếu nước.

4. Suy giảm năng suất mùa vụ có thể làm ảnh hưởng tới vụ lúa xuân dự đoán sẽ giảm 8% vào năm 2070.

Tuy nhiên, trước sự thích ứng của con người với tự nhiên phải sống chung và thích nghi, với chủ trương và định hướng chiến lược của Chính phủ trong phát triển đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) là phải biến thách thức thành cơ hội; lấy tài nguyên nước là yếu tố cốt lõi làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược, chính sách, quy hoạch phát triển vùng, cần phải được quản lý tổng hợp trên toàn lưu vực. Nhờ đó không chỉ hạn chế được thiệt hại, mà còn giúp cho “vựa lúa”, “vựa thủy sản”, “vựa trái cây” của cả nước ngày càng phát huy hiệu quả.

 

 

 

Hãy cài đặt PC-Covid, 1 ứng dụng duy nhất sử dụng trong giai đoạn bình thường mới, thuận tiện hơn trong việc khai báo và di chuyển. Để cài đặt ứng dụng này trên điện thoại, cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.

Bước 2:Khi ứng dụng đã được tải về và cài đặt thành công, bạn hãy truy cập vào ứng dụng trên điện thoại.

Bước 3:Tiếp theo, màn hình giới thiệu sẽ hiện lên và hiển thị toàn bộ thông tin về các đơn vị chủ trì, vận hành và phát triển. Sau khi xem xong, bạn chọn Tiếp tục.
Bước 4: Tại mục thông tin, bạn hãy điền số điện thoại để đăng ký hoặc đăng nhập vào ứng dụng. Sau đó, bạn hãy đọc điều khoản sử dụng và chọn vào ô xác nhận khi đã đọc xong Tiếp tục.
Sau khi đã đăng nhập thành công vào ứng dụng, Bạn sẽ thấy các thông tin cơ bản của mình hiện lên như họ tên, giới tính, năm sinh, thông tin tiêm vaccine, xét nghiệm Covid-19. Nếu không thấy những dữ liệu này, bạn bấm vào nút đồng bộ trạng thái để cập nhật và hiển thị thông tin của mình.



PHIM ĐẶC SẮC
Bàn tay nhân ái 2 - SCTV9
Bằng chứng thép VI - SCTV9
Đấu Trí SCTV9
Tình yêu đến cùng gió biển
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -SCTV bùng nổ Quý 3/2024 với ưu đãi nhân đôi