Những năm gần đây, cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ môi trường, qua đó, góp phần tạo diện mạo đô thị văn minh, nông thôn mới khang trang, sạch đẹp.
Được biết, phong trào chung tay giữ gìn môi trường đã được cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể ở tỉnh Hòa Bình quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả gắn với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Điển hình như với Hội Nông dân (HND) tỉnh, các cấp Hội đã tích cực tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên nông dân tham gia bảo vệ môi trường; phối hợp với các cấp, ngành, đơn vị liên quan triển khai nhiều mô hình bảo vệ môi trường gắn với xây dựng nông thôn mới; hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng VietGAP, hữu cơ… Qua đó, góp phần hạn chế tình trạng vứt rác thải, bao bì thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi, tạo môi trường sống trong lành, cảnh quan xanh – sạch – đẹp.
Theo đồng chí Lê Văn Thạch, Chủ tịch HND tỉnh Hòa Bình, chỉ tính riêng từ năm 2020 đến nay, HND các huyện, thành phố đã phối hợp các cấp, ngành, đơn vị xây dựng 150 mô hình tham gia bảo vệ môi trường nông thôn; tổ chức 67 lễ phát động phong trào “Chống rác thải nhựa”; hưởng ứng Tháng hành động vì môi trường thế giới với chủ đề “Giải quyết ô nhiễm nhựa và túi nilon” với trên 3.000 lượt hội viên tham gia, phát 230 chiếc làn nhựa, 50 sọt đựng rác cho hội viên nông dân…
Cùng với hội nông dân, các đoàn thể ở địa phương cũng thường xuyên vận động hội viên, đoàn viên tham gia tích cực trong công tác bảo vệ môi trường. Nhiều hoạt động thi đua chung tay bảo vệ môi trường đã được đồng bào các dân tộc trong toàn tỉnh hưởng ứng mạnh mẽ. Từ đó xuất hiện nhiều mô hình hay, huy động được đông đảo hội viên tham gia như: mô hình “Thanh niên xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng”, “Chủ nhật xanh” của Đoàn Thanh niên; mô hình “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” của Hội Liên hiệp Phụ nữ… Những tuyến đường tự quản của đoàn viên thanh niên, hội viên phụ nữ, hội viên cựu chiến binh… xuất hiện ngày càng nhiều ở các huyện, thành phố; những phong trào trồng cây xanh, nạo vét kênh mương, thu gom rác thải, sản xuất thân thiện với môi trường… cũng hàng ngày được triển khai rộng khắp trong toàn tỉnh. Từ đó, góp phần tạo diện mạo đô thị văn minh, nông thôn mới khang trang, sạch đẹp.
Trong năm 2020 và 9 tháng đầu năm 2021, người dân tại các địa phương trong tỉnh đã thực hiện xây dựng 1.500 nhà vệ sinh, bể đựng nước sạch, hố đựng và tiêu hủy rác, hầm biogas, lò đốt rác. Hiện đã có gần 99% số hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã được sử dụng nước hợp vệ sinh. Gắn bảo vệ môi trường với xây dựng nông thôn mới, người dân đã đóng góp trên 11,2 tỷ đồng, hiến 115.130 m2 đất và gần 126 nghìn ngày công lao động để làm mới, sửa chữa 491,4 km đường giao thông nội đồng; phát quang hơn 1.820 km lề đường, ngõ xóm; nạo vét, phát dọn, tu sửa trên 908,8 km kênh mương nội đồng… Qua đó, giúp các địa phương thực hiện tốt tiêu chí môi trường (tiêu chí số 17) trong xây dựng nông thôn mới.
Kết quả công tác bảo vệ môi trường ở Hòa Bình cũng cho thấy hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương; trách nhiệm của các đoàn thể chính trị xã hội và người dân trong tỉnh. Từ hiệu quả thiết thực của mô hình, trong thời gian tới, tỉnh Hòa Bình sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động toàn dân tham gia bảo vệ môi trường gắn với xây dựng nông thôn mới. Thực hiện đa dạng các hình thức tuyên truyền như thông qua hệ thống loa đài truyền thanh, các buổi sinh hoạt, hội họp, tuyên truyền trực quan (băng rôn, khẩu hiệu, pa nô, áp phích), tổ chức phát động hưởng ứng ngày Môi trường thế giới, đã góp phần làm chuyển biến nhận thức và hành động của toàn xã hội trong bảo vệ môi trường. Đồng thời, nhân rộng các mô hình hiệu quả, cách làm hay; đẩy mạnh Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” để xây dựng cộng đồng khu dân cư xanh, sạch, đẹp./.
Nguồn: moitruongvadothi.vn
Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.
Bước 2:Khi ứng dụng đã được tải về và cài đặt thành công, bạn hãy truy cập vào ứng dụng trên điện thoại.
Bước 3:Tiếp theo, màn hình giới thiệu sẽ hiện lên và hiển thị toàn bộ thông tin về các đơn vị chủ trì, vận hành và phát triển. Sau khi xem xong, bạn chọn Tiếp tục.
Bước 4: Tại mục thông tin, bạn hãy điền số điện thoại để đăng ký hoặc đăng nhập vào ứng dụng. Sau đó, bạn hãy đọc điều khoản sử dụng và chọn vào ô xác nhận khi đã đọc xong Tiếp tục.
Sau khi đã đăng nhập thành công vào ứng dụng, Bạn sẽ thấy các thông tin cơ bản của mình hiện lên như họ tên, giới tính, năm sinh, thông tin tiêm vaccine, xét nghiệm Covid-19. Nếu không thấy những dữ liệu này, bạn bấm vào nút đồng bộ trạng thái để cập nhật và hiển thị thông tin của mình.