Tuesday, October 15, 2024

Cứu sống bệnh nhân nguy kịch do điện giật, đuối nước



Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 23 tuổi, trong tình trạng kích thích vật vã, toàn thân tím, biểu hiện suy hô hấp – tuần hoàn.

Cứu sống bệnh nhân nguy kịch do điện giật, đuối nước

 

Theo người nhà bệnh nhân kể lại, bệnh nhân bị điện giật, sau đó ngã xuống nước, thời gian ở dưới nước khoảng 10 – 15 phút.

Qua thăm khám nhanh, các bác sĩ ghi nhận: Bệnh nhân miệng ra nhiều nước và bọt, bị suy hô hấp nặng, SpO2 30 – 40%, huyết động không đo được, mạch cảnh, mạch bẹn khó bắt. Bệnh nhân được chẩn đoán ngừng tuần hoàn hô hấp/đuối nước/điện giật.

Nhận định bệnh nhân đang ở tình trạng rất nguy kịch đến tính mạng, kíp trực đã nhanh chóng tiến hành cấp cứu, báo cáo ban giám đốc, huy động thêm kíp trực hồi sức tích cực hỗ trợ.

Các bác sĩ tiến hành ép tim ngoài lồng ngực, đặt nội khí quản có oxy hỗ trợ, hút dịch từ ống nội khí quản, dùng thuốc vận mạch (adrenalin)… Sau 5 phút cấp cứu, bệnh nhân có tuần hoàn tái lập, tim đập trở lại, bệnh nhân thở qua ống nội khí quản, dịch trào qua ống nội khí quản nhiều.

Các bác sĩ hút liên tục qua ống nội khí quản khoảng 2.300ml dịch, chỉ định thở máy xâm nhập qua ống nội khí quản, hỗ trợ hô hấp thở cho bệnh nhân. Sau 30 phút cấp cứu tích cực, bệnh nhân đã “hồi sinh”, huyết động đã dần ổn định, tiếp tục được thở máy.

Sau 1 ngày điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, bệnh nhân đã cai thở máy, không dùng thuốc vận mạch, đồng thời duy trì kháng sinh điều trị viêm phổi nặng do ngạt.

Đến nay, sau 10 ngày điều trị, bệnh nhân đã tỉnh táo hoàn toàn, không sốt, huyết động ổn định, ăn ngủ tốt, còn khó thở nhẹ, dự kiến sẽ ra viện trong vài ngày tới.

Theo ThS.BS Phạm Văn Hùng, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, với người bị đuối nước, cấp cứu ban đầu là quan trọng nhất, quyết định sự sống còn của nạn nhân. Nếu xử trí chậm hoặc thiếu kinh nghiệm dẫn đến lúng túng, xử trí không hiệu quả, nạn nhân bị thiếu oxy não thì sau đó rất khó cứu sống.

Vì vậy, khi gặp nạn nhân bị tai nạn như điện giật, đuối nước… người tiếp xúc với nạn nhân cần đưa bệnh nhân lên cạn, kiểm tra nạn nhân có bị ngừng tuần hoàn không. Nếu có, cần tiến hành ép tim, hô hấp nhân tạo theo đúng kỹ thuật, giúp nạn nhân có cơ may được cứu sống cao hơn. Đồng thời, gọi cấp cứu hỗ trợ hoặc chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí và can thiệp kịp thời.

 

 

 

Hãy cài đặt PC-Covid, 1 ứng dụng duy nhất sử dụng trong giai đoạn bình thường mới, thuận tiện hơn trong việc khai báo và di chuyển. Để cài đặt ứng dụng này trên điện thoại, cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.

Bước 2:Khi ứng dụng đã được tải về và cài đặt thành công, bạn hãy truy cập vào ứng dụng trên điện thoại.

Bước 3:Tiếp theo, màn hình giới thiệu sẽ hiện lên và hiển thị toàn bộ thông tin về các đơn vị chủ trì, vận hành và phát triển. Sau khi xem xong, bạn chọn Tiếp tục.
Bước 4: Tại mục thông tin, bạn hãy điền số điện thoại để đăng ký hoặc đăng nhập vào ứng dụng. Sau đó, bạn hãy đọc điều khoản sử dụng và chọn vào ô xác nhận khi đã đọc xong Tiếp tục.
Sau khi đã đăng nhập thành công vào ứng dụng, Bạn sẽ thấy các thông tin cơ bản của mình hiện lên như họ tên, giới tính, năm sinh, thông tin tiêm vaccine, xét nghiệm Covid-19. Nếu không thấy những dữ liệu này, bạn bấm vào nút đồng bộ trạng thái để cập nhật và hiển thị thông tin của mình.



PHIM ĐẶC SẮC
spot_img
spot_img
spot_img
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img