Quý 3/2021 là quý đầu tiên chứng kiến nền kinh tế cả nước suy giảm mạnh nhất hai thập kỷ qua do tác động của làn sóng Covid-19 lần thứ tư. Trong bối cảnh đó, khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản đã thể hiện được vai trò là bệ đỡ của nền kinh tế, không chỉ đảm bảo lương thực, thực phẩm cho người dân cả nước trong giãn cách xã hội mà còn đẩy mạnh xuất khẩu.

Doanh nghiệp nông nghiệp lo ngại gì khi mở cửa trở lại?

Giá trị xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp có thể đạt kế hoạch đề ra là 44 tỷ USD năm 2021.

Xuất khẩu tích cực

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, dù dịch bệnh COVID-19 phức tạp trên cả nước nhưng với những nỗ lực 9 tháng qua, ngành nông lâm thủy sản vẫn giữ được nhịp tăng trưởng, khẳng định vai trò là trụ đỡ của kinh tế – xã hội cả nước.

Căn cứ tình hình hiện tại, giá trị xuất khẩu toàn ngành có thể đạt kế hoạch đề ra là 44 tỷ USD năm 2021. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT lưu ý.

Theo Tổng cục thống kê, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 9 tháng đầu năm ước đạt 35,5 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước.

Thống kê cũng chỉ ra nhóm nông sản chính tăng trưởng tích cực về giá trị xuất khẩu (tăng 14,4% so với cùng kỳ 2020). Tương tự, lâm sản tăng 31,6%; thủy sản đạt gần 6,2 tỷ USD, tăng 2,4%; chăn nuôi ước đạt 345 triệu USD, tăng 17,5%; nhóm đầu vào sản xuất khoảng 1,3 tỷ USD, tăng 31,6%.

Cụ thể, ông Nguyễn Văn Việt, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Bộ NN&PTNT cho biết, cũng trong 9 tháng qua, trị giá xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tới Mỹ đạt trên 10,2 tỷ USD (chiếm 28,6% thị phần); tiếp sau đó là thị trường Trung Quốc đạt gần 6,8 tỷ USD (chiếm 19,1% thị phần); thứ ba là Nhật Bản đạt trên 2,4 tỷ USD (chiếm 6,8%); Hàn Quốc đứng thứ tư với trị giá xuất khẩu đạt khoảng 1,6 tỷ USD (chiếm 4,3%).

Tuy giá trị xuất khẩu của 9 tháng tăng hơn 17% so với cùng kỳ năm 2020, theo ông Nguyễn Văn Việt, xuất siêu chỉ đạt 3,3 tỷ USD, giảm 55% so với giá trị xuất siêu 7,5 tỷ USD của 9 tháng đầu năm 2020.

Tăng trưởng của ngành nông nghiệp cũng đứng trước nhiều rủi ro trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

ông Việt nói.

Nỗi lo nguyên liệu

Mặc dù kết quả kinh doanh có sáng hơn nhiều lĩnh vực, tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp nông nghiệp cho biết lo lắng ngay cả khi trạng thái bình thường mới được xác lập, hoạt động sản xuất kinh doanh tới đây có thể trở lại.  Nói như bà Nguyễn Thị Diễm Hằng, Tổng Giám Đốc Công ty cổ phần Nông Trại Hữu Cơ Việt Nam, trong đợt dịch vừa qua, mỗi ngày công ty thiệt hại 500 triệu đồng do hoạt động sản xuất kinh doanh rất cầm chừng, nhiều cửa hàng ở “vùng đỏ” không thể hoạt động. Có những lúc hàng liên tỉnh bị kéo dài thời gian vận chuyển, đến nơi lại không vào được điểm bán, buộc phải quay đầu, thậm chí đổ bỏ, làm tăng chi phí, thiệt hại lớn cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp nông nghiệp lo ngại gì khi mở cửa trở lại?

Doanh nghiệp vẫn mang nỗi lo thiếu hụt nhân lực và nguyên liệu cho sản xuất.

Với những kinh nghiệm “xương máu” đã trải qua, khi mở cửa trở lại, bà Hằng cho hay, doanh nghiệp sẽ bắt tay vào xây dựng tổng kho ở 63 tỉnh, thành vì trước đây chỉ 3 kho Bắc, Trung, Nam. Hay liên doanh, liên kết với một số đơn vị logistics như Viettel, VNPost…

Tuy nhiên, điều mà bà Hằng lo lắng là công ty của bà chỉ là một trong số rất nhiều doanh nghiệp lao đao vì đứt gãy từ vùng nguyên liệu đến thị trường đầu ra do vận tải không được thông suốt tại nhiều địa phương, nhất là tại một số tỉnh, thành phố có dịch.

bà Hằng chia sẻ.

Do đó, để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đảm bảo mục tiêu 44 tỷ USD năm 2021, Bộ NN&PTNT đã ban hành Kế hoạch hành động theo bốn nhóm nhiệm vụ trọng tâm.

Thứ nhất, tập trung chỉ đạo sản xuất, kinh doanh phù hợp với điều kiện thời tiết, diễn biến dịch COVID-19 tại từng tỉnh, thành phố từ nay đến cuối năm.

Thứ hai, đẩy mạnh phát triển thị trường, tháo gỡ rào cản, tạo thuận lợi cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Trong đó tăng cường kết nối, phối hợp với các đơn vị viễn thông để hỗ trợ chuyển đổi số trong nông nghiệp và thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ nông sản, tăng cường giao dịch điện tử…

Thứ ba, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội ngành hàng tập trung giải quyết khó khăn về kỹ thuật, thuận lợi hóa thông quan, hạ tầng logistics… song song với các hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế, thúc đẩy xuất khẩu, mở cửa thị trường, hỗ trợ thông tin doanh nghiệp xuất khẩu nông sản về các hiệp định thương mại…

Thứ tư, tăng cường các giải pháp phòng, chống thiên tai hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất cho kinh tế, sản xuất, đời sống người dân.

Thời gian qua chăn nuôi cực kỳ khó khăn do dịch COVID-19. Giá thức ăn chăn nuôi tăng từ 16-35%, ngành này vẫn duy trì 26 triệu con heo, 55,5 triệu con gia cầm…

Trong bối cảnh COVID-19 và giãn cách xã hội ở Hà Nội và 19 tỉnh, thành phố phía Nam khiến nhu cầu tiêu thụ giảm khoảng 30%, do đó dư thừa tại chuồng, đặc biệt gà công nghiệp tiêu thụ chỉ 5-10%, mặc dù hiện nay giá có tăng nhưng người dân vẫn lỗ. 

Trong khi đó, giá thịt heo cũng chỉ dao động ở khoảng 45.000 – 50.000 đồng/kg nên người chăn nuôi gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, tới đây nếu không chủ động được nguồn thực phẩm thì sẽ có thiếu cục bộ trong quý 4-2021, dịp Tết Nguyên đán và những tháng đầu năm 2022.