Một thập kỷ hồi sinh

Đã hơn một thập kỷ sau khi Volvo Cars được chủ sở hữu người Mỹ, Ford Motor rao bán, thương hiệu Thụy Điển có vẻ như đang trên đã phát triển mạnh mẽ, một thực tế mà nhiều người có thể cảm thấy ngạc nhiên.

Volvo dấu ấn của “sự hồi sinh”?

Thương hiệu xe hơi Thụy Điển Volvo đã công bố kế hoạch IPO và huy động được gần 2,9 tỷ USD

Ford Motor đã rao bán bộ phận này để huy động vốn sau cuộc khủng hoảng Lehman Brothers vào năm 1999, sau khi mua lại Volvo Cars từ tập đoàn công nghiệp Thụy Điển Volvo AB, tập đoàn này đã thoái vốn kinh doanh xe hơi để tập trung vào sản xuất xe tải.

Nằm dưới sự sở hữu của Ford, nhà sản xuất ô tô Thụy Điển lại trở nên “bết bát” dù trước đó họ đang làm ăn có lãi. Khi Geely xuất hiện vào năm 2009, doanh số bán hàng của Volvo là một con số tồi tệ. Năm đó Volvo dính khoản lỗ 675 triệu USD, đây là năm thứ 4 liên tiếp họ chìm trong sắc đỏ.

Thời điểm đó, ý tưởng của Ford là tập hợp một số nhà sản xuất cao cấp bao gồm: Jaguar, Land Rover, Volvo. Và đối với bản thân Volvo Cars, họ đã trở thành một phần của một tập đoàn công nghiệp rất lớn là Ford Motor. Nhưng có vẻ như họ không thể phù hợp với điều đó khi phải thỏa hiệp trong rất nhiều thứ.

Từ góc độ kỹ thuật, những thỏa hiệp đó khá rõ ràng trong nhận thức: nền tảng xe cũ hơn, nặng hơn và công nghệ kém tiên tiến hơn khiến các mẫu xe của Volvo gặp bất lợi ngay từ đầu, ngay cả khi kết hợp với những tiến bộ an toàn được ca ngợi của thương hiệu.

Rất may cho Volvo, Geely, một công ty ít tên tuổi của Trung Quốc, đã đến và mua lại họ. Một thương vụ mà nhiều người trong ngành cho rằng “ sự hợp tác sẽ chẳng đi về đâu”. Bởi Geely nổi tiếng với việc chế tạo ra những chiếc xe rẻ đến mức có lỗi và có lẽ chẳng biết gì về việc quản lý một thương hiệu xe hơi cao cấp như Volvo.

Volvo dấu ấn của “sự hồi sinh”?

Năm 2010, Geely đã mua lại và hồi sinh thương hiệu Volvo.

Tuy nhiên, người sáng lập và chủ tịch của Geely, Li Shufu, hóa ra là người có quan điểm sâu sắc hơn bất kỳ ai ở phương Tây có thể đoán, người mà đã từng được Tạp chí The Economist ca ngợi là “Henry Ford của Trung Quốc”. Và không ai khác, chính Geely đã hồi sinh Volvo.

Hiệu suất hiện tại của Volvo đã được xây dựng dựa trên sự tăng trưởng ổn định trong hơn một thập kỷ qua. Trong nửa đầu năm 2021, doanh số bán lẻ của Volvo đạt 380.757 chiếc, cao hơn 41% so với giai đoạn bị ảnh hưởng bởi đại dịch vào năm 2020. Trong khi đó, doanh thu tăng 26,3% lên 16 tỷ USD và thu nhập hoạt động trở lại mức xanh ở mức 1,5 tỷ USD.

Bước đi mới, tham vọng mới

Giờ đây, Volvo đã công bố kế hoạch lần đầu ra mắt công chúng (IPO) và huy động được gần 2,9 tỷ USD khi chuyển hướng sang sản xuất xe điện.

Volvo dấu ấn của “sự hồi sinh”?

Số tiền huy động được từ IPO sẽ giúp cho Volvo tấn công thị trường xe điện trong thời gian tới.

Theo báo cáo của tờ Thời báo Hoàn cầu, nhà sản xuất ô tô Thụy Điển cho biết họ có ý định phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng trên sàn giao dịch Stockholm Nasdaq để thu về tổng số tiền khoảng 2,9 tỷ USD, một đợt IPO có thể định giá Volvo 25 tỷ USD, cao hơn đáng kể so với giá trị của nó vào năm 2010 khi Geely mua lại với giá chỉ 1,8 tỷ USD.

Feng Shiming, nhà phân tích của Menutor Consulting cho biết: “Đây là một trong những thương vụ sáp nhập thành công nhất trong ngành công nghiệp ô tô trên toàn thế giới trong vòng 10 đến 20 năm gần đây, và chắc chắn Geely là một nhà đầu tư giỏi”.

Công ty cho biết các thông báo tiếp theo liên quan đến IPO sẽ được thực hiện “trong thời gian thích hợp”. Hiện tại, các cổ đông tổ chức của Volvo vẫn là AMF và Folksam. Trong khi Geely Thụy Điển — một công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn của Zhejiang Geely, tiếp tục là cổ đông lớn nhất của công ty .

“Theo đó, Volvo Cars sẽ tiếp tục hưởng lợi từ sự hợp tác trong hệ sinh thái Geely, mang lại quy mô và sức mạnh tổng hợp có giá trị cho thị trường”, một tuyên bố từ Volvo cho biết.

Volvo đã sống sót sau cuộc khủng hoảng COVID-19 một cách tương đối bình yên với doanh số bán hàng đã trở lại mức trước đại dịch, mặc dù hãng đã thừa nhận tình trạng khan hiếm nguồn cung chip máy tính ảnh hưởng đến tất cả các nhà sản xuất ô tô cũng sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng của hãng.

Đầu năm nay, họ đặt mục tiêu tăng gấp đôi doanh số hàng năm lên 1,2 triệu xe vào năm 2025 một phần nhờ vào sự thay đổi của doanh số bán hàng trực tuyến và cung cấp dịch vụ cho thuê nhiều hơn, với một nửa trong số đó là xe điện. Mục tiêu đến năm 2030 là hoàn toàn chạy bằng điện và bán hàng hoàn toàn trực tuyến.

Số tiền huy động được từ IPO sẽ giúp ích cho Volvo khi họ tiếp tục cuộc tấn công xe điện, điều này sẽ chứng kiến họ trở thành một công ty ô tô chạy hoàn toàn bằng điện vào năm 2030. Các chuyên gia phân tích cũng cho rằng: “Tương lai của ngành công nghiệp xe hơi nằm ở hoạt động của từng nhà sản xuất ô tô trong lĩnh vực năng lượng mới”.