Tuesday, November 26, 2024

Chuyên gia nói gì về hiện tượng bão và áp thấp nhiệt đới dồn dập trong thời gian qua?



Cơn bão Kompasu có khả năng sẽ đi vào Biển Đông trong đêm nay (11/10), trở thành cơn bão thứ 8 năm 2021. Sau cơn bão này, dự kiến sẽ tiếp tục xuất hiện báo, áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn ở đồng bằng Bắc bộ và Trung bộ.

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia (Tổng cục Khí tượng thủy văn), cơn bão Kompasu có khả năng sẽ đi vào Biển Đông trong đêm nay (11/10), trở thành cơn bão thứ 8 năm 2021. Sau cơn bão này, dự kiến sẽ tiếp tục xuất hiện báo, áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn ở đồng bằng Bắc bộ và Trung bộ.

Để hiểu rõ hơn diễn biến mới nhất về mưa lũ khi cơn bão số 8 đang đi vào đất liền và những nhận định về hiện tượng bão và áp thấp nhiệt đới dồn dập trong thời gian qua, PV Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có cuộc trao đổi với  Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo khí hậu – Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia.

PV: Năm 2020, từng ghi nhận kỷ lục có tới 5 cơn bão/áp thấp nhiệt đới chỉ trong vòng một tháng. Năm nay, liệu thiên tai cực đoan có lặp lại khi chỉ trong nửa đầu tháng 10 đã liên tiếp xuất hiện các cơn bão/áp thấp nhiệt đới, bão số 7 vừa qua lại dự báo sắp đón bão số 8, thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Hưởng: Thực tế, theo nhận định mà Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia đưa ra từ giữa năm 2021 thì chúng tôi từng cảnh báo ở giai đoạn cuối năm 2021, cụ thể từ tháng 10, 11 đến nửa đầu tháng 12 sẽ liên tiếp có các cơn bão/áp thấp đổ bộ vào Việt Nam.

Còn theo thống kê khí hậu các năm thì tháng 10 cũng là tháng có tần suất xuất hiện bão, áp thấp nhiệt đới nhiều nhất trong năm. Chính vì vậy, việc chỉ trong nửa đầu tháng 10 bão/áp thấp nhiệt đới xuất hiện dồn dập cũng là điều hợp quy luật.

Chuyên gia nói gì về hiện tượng bão và áp thấp nhiệt đới dồn dập trong thời gian qua?

Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo khí hậu – Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia.

PV: Bão số 8 (bão Kompasu) được dự báo là cơn bão mạnh, cường độ mạnh hơn bão số 7, và sau bão số 8 có thể xuất hiện áp thấp nhiệt đới/bão mới, những cơn này đều có khả năng gây mưa lớn, theo ông, liệu có xảy ra ngập lụt lịch sử như năm 2020 không?

Ông Nguyễn Văn Hưởng: Theo dự báo, do tác động của các cơn bão, áp thấp nhiệt đới, tháng 10, 11 và nửa đầu tháng 12 sẽ liên tục có mưa lớn ở các tỉnh miền Trung.

Chúng tôi nhận định mưa trong những tháng này ở miền Trung sẽ cao hơn so với trung bình nhiều năm từ 30 – 50% nhưng cường độ sẽ không khốc liệt như năm 2020.

Ông Hưởng nhận định, do tác động của các cơn bão, áp thấp nhiệt đới, tháng 10, 11 và nửa đầu tháng 12 sẽ liên tục có mưa lớn ở các tỉnh miền Trung.

“Chúng tôi nhận định mưa trong những tháng này ở miền Trung sẽ cao hơn so với trung bình nhiều năm từ 30 – 50% nhưng cường độ sẽ không khốc liệt như năm 2020”, ông Hưởng nhận định.

Theo ông Hưởng, hiện nay, do tác động của không khí lạnh, thời tiết miền Bắc trở lạnh, khi cơn bão Kompasu (bão số 8) vào Biển Đông tương tác với không khí lạnh nên ít có khả năng hướng lên phía Bắc nhưng chắc chắn sẽ gây mưa lớn trên diện rộng ở Đồng bằng Bắc bộ và Trung bộ.

Sau cơn bão số 8, không khí lạnh tiếp tục kết hợp với giải hội tụ nhiệt đới tiếp tục gây mưa trên diện rộng từ ngày 15 đến 20/10.

PV: Trước tình hình mưa bão hiện nay, theo ông, diễn biến của không khí lạnh trong thời gian tới sẽ thế nào và có tương tác với các cơn bão tiếp theo?

Ông Nguyễn Văn Hưởng: Trong những ngày qua, một đợt không khí lạnh mạnh tăng cường tương tác với cơn bão số 7 đã xảy ra khiến các tỉnh miền Bắc trời trở lạnh. Tương tự, với việc cơn bão Kompasu (bão số 8) đi vào Biển Đông nên khi vào gần đất liền sẽ có sự tương tác giữa không khí lạnh và bão, làm cho khu vực Trung bộ và phần phía nam đồng bằng Bắc bộ xảy ra một đợt mưa lớn diện rộng.

Dự báo, ít nhất trong khoảng 3-5 ngày tới, ở các tỉnh nam đồng bắc Bắc bộ và các tỉnh Trung bộ từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế sẽ xuất hiện đợt mưa lớn.

PV: Với diễn trên, ông có đưa ra khuyến nghị, cảnh báo gì với người dân?

Ông Nguyễn Văn Hưởng: Cơn bão Kompasu dự báo sẽ đi vào Biển Đông trong đêm nay. Tới sáng mai, 11/10, bão sẽ tác động xấu tới hầu khắp các vùng trên biển. Do vậy, ngư dân không nên di chuyển trong thời gian này và chủ động theo dõi các bản tin cảnh báo để kịp thời di chuyển ra khỏi vùng nguy hiểm khi cần thiết.

Với đất liền, từ ngày 13-15/10 sẽ có một đợt mưa rất lớn ở vùng nam đồng bằng Bắc bộ, trong đó có Thủ đô Hà Nội, có khả năng gây gập úng đô thị. Với các tỉnh Trung bộ, trọng tâm là các tỉnh gừ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế, chúng tôi nhận định các tỉnh này có khả năng sẽ xảy ra một đợt lũ gây ra lũ quét, sạt lở đất.

 Xin cảm ơn ông!

 

 

 

Hãy cài đặt PC-Covid, 1 ứng dụng duy nhất sử dụng trong giai đoạn bình thường mới, thuận tiện hơn trong việc khai báo và di chuyển. Để cài đặt ứng dụng này trên điện thoại, cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.

Bước 2:Khi ứng dụng đã được tải về và cài đặt thành công, bạn hãy truy cập vào ứng dụng trên điện thoại.

Bước 3:Tiếp theo, màn hình giới thiệu sẽ hiện lên và hiển thị toàn bộ thông tin về các đơn vị chủ trì, vận hành và phát triển. Sau khi xem xong, bạn chọn Tiếp tục.
Bước 4: Tại mục thông tin, bạn hãy điền số điện thoại để đăng ký hoặc đăng nhập vào ứng dụng. Sau đó, bạn hãy đọc điều khoản sử dụng và chọn vào ô xác nhận khi đã đọc xong Tiếp tục.
Sau khi đã đăng nhập thành công vào ứng dụng, Bạn sẽ thấy các thông tin cơ bản của mình hiện lên như họ tên, giới tính, năm sinh, thông tin tiêm vaccine, xét nghiệm Covid-19. Nếu không thấy những dữ liệu này, bạn bấm vào nút đồng bộ trạng thái để cập nhật và hiển thị thông tin của mình.



PHIM ĐẶC SẮC
spot_img
spot_img
spot_img
spot_img
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img