Nhà máy xử lý rác Nghĩa Kỳ có công suất xử lý tối đa 120 tấn/ngày, nhưng thực tế hiện nay, mỗi ngày có khoảng 240 tấn rác thải sinh hoạt được tập kết về đây, nên kho chứa tại Nhà máy đầy ắp, tràn cả ra ngoài.
Lãnh đạo huyện Tư Nghĩa cho biết, gần 40.000 tấn rác ùn ứ trong kho chứa của Nhà máy, nguy cơ ô nhiễm không khí, đặc biệt là nước rỉ rác chảy tràn và ngấm xuống đất, ảnh hưởng đến mạch nước ngầm, nước sinh hoạt của người dân và hoạt động sản xuất, chăn nuôi…
Đây không phải lần đầu, rác ùn ứ tại Nhà máy Xử lý rác Nghĩa Kỳ. Những năm qua, tại nhà máy này luôn xảy ra tình trạng rác chất đống trong kho chứa do các lò đốt rác chạy cầm chừng, có thời điểm ngừng hoạt động. Nguyên nhân là công nghệ lạc hậu, tiến độ thi công các hạng mục công trình bê trễ. Ông Đặng Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi thẳng thắn thừa nhận: “Nhà máy không đáp ứng năng lực xử lý rác thải sinh hoạt, đã đẩy tỉnh Quảng Ngãi vào thế bị động, lúng túng và khó khăn trong việc xử lý rác thải sinh hoạt”.
Trước đó, tỉnh Quảng Ngãi từng chỉ đạo các huyện, thành phố tự tìm nơi chôn lấp rác tại chỗ, giảm áp lực cho Nhà máy Xử lý rác Nghĩa Kỳ, nhưng vấp phải sự phản ứng của các địa phương và người dân. Bởi vậy, tỉnh phải chọn giải pháp tạm thời, giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp đầu tư hố chôn lấp rộng 2,8 ha, chi phí đầu tư hơn 10 tỷ đồng, để chôn lấp rác trong 3 năm. Tuy nhiên, phương án này cũng chưa thể triển khai, vì theo Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ngãi, hố chôn lấp này chưa đủ điều kiện bàn giao đưa vào sử dụng.
Trong lúc chờ hố chôn lấp được hoàn thiện, Sở Xây dựng đề xuất UBND tỉnh Quảng Ngãi cho các địa phương ký hợp đồng với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển xây dựng miền Bắc (chủ đầu tư Dự án Nhà máy Xử lý rác Nghĩa Kỳ) để xử lý rác. Song, lãnh đạo TP. Quảng Ngãi (đơn vị được đề xuất ký hợp đồng) chia sẻ, rào cản là công nghệ xử lý của cả 2 dây chuyền xử lý rác của Nhà máy chưa được đánh giá tác động môi trường, hiệu quả xử lý rác chưa được đánh giá, Dự án dính nhiều sai phạm trong quản lý đầu tư. “Liệu lãnh đạo các địa phương có dám mạnh dạn ký hợp đồng với đơn vị xử lý và chi trả chi phí này bằng ngân sách nhà nước?”, vị lãnh đạo này băn khoăn.
Năm 2018, tại khu vực Nhà máy Xử lý rác Nghĩa Kỳ, người dân chặn tất cả các ngả đường, không cho xe chở rác vào Nhà máy. Tình hình căng thẳng đến mức, Nhà máy phải đóng cửa để khắc phục tồn tại, còn chính quyền thì tìm phương án khả thi. Đến năm 2020, sau cuộc đối thoại giữa ông Đặng Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi với người dân, những kế hoạch, cam kết cụ thể về tiến độ Dự án và phương án tái định cư cho người dân vùng dự án được đưa ra, thì nhà máy này mới hoạt động trở lại.
Vậy nhưng, cam kết về tiến độ Dự án của chủ đầu tư liên tục bị phá vỡ.
Để một dự án về xử lý môi trường nhưng lại gây ô nhiễm môi trường, mất an ninh trật tự địa phương, ông Đặng Văn Minh thừa nhận, thời gian qua, tỉnh chưa kiên quyết, quyết liệt chỉ đạo để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành Dự án Nhà máy Xử lý rác thải sinh hoạt Nghĩa Kỳ.
“Sự chậm trễ này do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Tuy nhiên, theo nhìn nhận thực tế, thì nguyên nhân chủ quan là chủ yếu, xuất phát từ năng lực tài chính của nhà đầu tư không đảm bảo, dẫn đến việc thực hiện Dự án trì trệ, kéo dài, mặc dù đã nhiều lần được gia hạn, nhưng vẫn chưa hoàn thành”, ông Minh nói.
UBND tỉnh Quảng Ngãi đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan rà soát lại toàn bộ quy trình đầu tư của Dự án, đề xuất phương án xử lý đúng quy định pháp luật. “Yêu cầu thực hiện khẩn trương, quyết liệt, không ngại khó, không sợ mất lòng nhà đầu tư vì chủ trương của tỉnh là trân trọng các nhà đầu tư có năng lực thực sự để hợp tác, chia sẻ, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, không thể chấp nhận và không vì lệ thuộc nhà đầu tư mà gây ảnh hưởng xấu đến vấn đề ô nhiễm môi trường, sức khỏe của người dân”, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi nhấn mạnh.
Nguồn: moitruongvadothi.vn
Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.
Bước 2:Khi ứng dụng đã được tải về và cài đặt thành công, bạn hãy truy cập vào ứng dụng trên điện thoại.
Bước 3:Tiếp theo, màn hình giới thiệu sẽ hiện lên và hiển thị toàn bộ thông tin về các đơn vị chủ trì, vận hành và phát triển. Sau khi xem xong, bạn chọn Tiếp tục.
Bước 4: Tại mục thông tin, bạn hãy điền số điện thoại để đăng ký hoặc đăng nhập vào ứng dụng. Sau đó, bạn hãy đọc điều khoản sử dụng và chọn vào ô xác nhận khi đã đọc xong Tiếp tục.
Sau khi đã đăng nhập thành công vào ứng dụng, Bạn sẽ thấy các thông tin cơ bản của mình hiện lên như họ tên, giới tính, năm sinh, thông tin tiêm vaccine, xét nghiệm Covid-19. Nếu không thấy những dữ liệu này, bạn bấm vào nút đồng bộ trạng thái để cập nhật và hiển thị thông tin của mình.