Friday, September 6, 2024

Cảnh báo giả danh cơ quan thực thi pháp luật lừa đảo



Giả danh các cơ quan thực thi pháp luật như công an, viên kiếm sát, toàn án để thực hiện hành vi lừa đảo là những câu chuyện không mới.

Tuy nhiên gần đây, trong thời gian giãn cách xã hội do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, những vụ việc thế này lại có xu hướng gia tăng với các thủ đoạn tinh vi hơn.

Liên tiếp nhận được cuộc gọi từ những đối tượng giả danh là công an, chị Trịnh Thị Vân đã mất gần 2 tỷ đồng theo kịch bản mà các đối tượng đã tạo dựng liên quan đến chiếm đoạt tiền của ngân hàng

Chị Trịnh Thị Vân cho biết: “Người ta không nói tôi phạm tội mà nói tôi liên quan đến một vụ án, bán thông tin ngân hàng mà lĩnh vực ngân hàng thì tôi biết nên tôi tin”.

Mặc dù đã nhiều lần từ chối cuộc gọi và nói là không có tiền, nhưng các đối tượng dường như biết rất rõ lịch trình làm việc gần đây của nạn nhân, đồng thời cũng biết chính xác số tiền gần 2 tỷ đồng đang gửi tiết kiệm của nạn nhân.

Trong vụ việc mới đây xảy ra tại quận Thanh Xuân, chị Hoàng Thị Hải đã mất gần 1 tỷ đồng vì hành vi giả danh như trên. Tinh vị hơn của vụ việc, lấy lý do bảo mật thông tin các đối tượng đã yêu cầu nạn nhân lập tài khoản mới và gom hết số tiền đang có vào số tài khoản này.

Chị Hải chia sẻ: “Tôi không hề vi phạm pháp luật gì nhưng do liên tục bị đe dọa nên tôi quá hoảng sợ”.

Đại úy Lê Mạnh Hùng, Công an phường Kim Giang, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội cho biết: “Thủ đoạn mới của các đối tượng ở vụ án này là không bắt nạn nhân gửi tiền mà yêu cầu nạn nhân lập tài khoản mới để chiếm đoạt”.

Số liệu từ Bộ Công an cho biết, khoảng 3 năm lại đây, cơ quan công an đã ghi nhận hàng trăm vụ việc lừa đảo qua điện thoại. Các đối tượng đã thiết lập tổng đài gần giống với số của các cơ quan pháp luật như công an, Viện Kiểm soát… để đe dọa các nạn nhân và chiếm đoạt tài sản từ vài ba trăm triệu cho đến hàng chục tỷ đồng. Các vụ việc có nhiều diễn biến phức tạp, thủ đoạn ngày càng tinh vi. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng gia tăng tội phạm trên là vì tính bảo mật thông tin cá nhân tại Việt Nam chưa cao, rất dễ bị đánh cắp.

Đại tá Trương Sơn Lâm, Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm công nghệ cao, Bộ Công an, nói: “Các đối tượng tội phạm cũng thường xuyên khai thác các dữ liệu cá nhân để lừa đảo người dùng để chiếm đoạt tài sản. Chúng tôi kiến nghị người dân không nên chia sẻ nhiều thông tin lên mạng xã hội”.

Cũng theo đại diện Bộ Công an, đây là nhóm đối tượng chuyên nghiệp, có tổ chức, máy chủ thường đặt ở nước ngoài. Để che dấu hành vi phạm tội, sau khi nhận tiền các đối tượng thường chia nhỏ số tiền và chuyển lòng vòng qua nhiều tài khoản, của các ngân hàng khác nhau, cuối cùng là thực hiện các giao dịch như mua tiền ảo, mua sim điện thoại… để chiếm đoạt.

 

 

 

 

Hãy cài đặt PC-Covid, 1 ứng dụng duy nhất sử dụng trong giai đoạn bình thường mới, thuận tiện hơn trong việc khai báo và di chuyển. Để cài đặt ứng dụng này trên điện thoại, cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.

Bước 2:Khi ứng dụng đã được tải về và cài đặt thành công, bạn hãy truy cập vào ứng dụng trên điện thoại.

Bước 3:Tiếp theo, màn hình giới thiệu sẽ hiện lên và hiển thị toàn bộ thông tin về các đơn vị chủ trì, vận hành và phát triển. Sau khi xem xong, bạn chọn Tiếp tục.
Bước 4: Tại mục thông tin, bạn hãy điền số điện thoại để đăng ký hoặc đăng nhập vào ứng dụng. Sau đó, bạn hãy đọc điều khoản sử dụng và chọn vào ô xác nhận khi đã đọc xong Tiếp tục.
Sau khi đã đăng nhập thành công vào ứng dụng, Bạn sẽ thấy các thông tin cơ bản của mình hiện lên như họ tên, giới tính, năm sinh, thông tin tiêm vaccine, xét nghiệm Covid-19. Nếu không thấy những dữ liệu này, bạn bấm vào nút đồng bộ trạng thái để cập nhật và hiển thị thông tin của mình.



PHIM ĐẶC SẮC
Tình thương của mẹ hổ
Truy Tìm Bằng Chứng 2
Tình yêu đến cùng gió biển
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -SCTV bùng nổ Quý 3/2024 với ưu đãi nhân đôi