Vợ chồng ông Nguyễn Văn Lẫm đề nghị triệu tập triệu tập tất cả những người làm chứng, trong đó có Nguyễn Thị Dương (vợ Đường “Nhuệ”).
8 giờ sáng ngày 18/10, TAND TP Thái Bình (tỉnh Thái Bình) đã mở lại phiên tòa sơ thẩm xét xử công khai bị cáo Nguyễn Xuân Đường (tức Đường “Nhuệ”, 50 tuổi, trú tại số nhà 366, đường Lê Quý Đôn, tổ 22, phường Kỳ Bá, TP Thái Bình) và bị cáo Bùi Mạnh Tiến (tức Tiến “Trắng”, 26 tuổi, trú tại huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, con nuôi Đường “Nhuệ”) về hành vi xâm phạm chỗ ở của công dân.
Phiên tòa do thẩm phán Nguyễn Thị Lý làm chủ tọa. Các bị hại là vợ chồng ông Nguyễn Văn Lẫm (59 tuổi, chủ Công ty TNHH chế biến gỗ Lâm Quyết) và bà Phạm Thị Quyết (54 tuổi) đều có mặt.
Người bào chữa cho Đường “Nhuệ” và Tiến “trắng” là các luật sư Hà Trọng Đại, luật sư Hoàng Văn Doãn. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp phía bị hại là các luật sư Trần Hồng Lĩnh, Lã Viết Nam, Phạm Quang Xá.
Tại phiên tòa hôm nay, Đường Nhuệ và con nuôi có mặt. 2 bị hại cùng một số nhân chứng cũng có mặt, tuy nhiên cũng có người vắng mặt.
Tại tòa, vợ chồng ông Nguyễn Văn Lẫm đề nghị Hội đồng xét xử triệu tập tất cả những người làm chứng, trong đó có Nguyễn Thị Dương (41 tuổi, vợ Đường, hiện đang chấp hành án tại Trại tạm giam Công an tỉnh Thái Bình).
Luật sư Trần Hồng Lĩnh cho rằng vợ Đường “Nhuệ” có thể không phải là nhân chứng trong vụ án |
Người tiếp theo được phía bị hại đề nghị tòa triệu tập là ông Phạm Xuân Bền – nguyên Trưởng Công an xã Vũ Chính (TP.Thái Bình, nơi trụ sở Công ty Lâm Quyết đóng).
Bà Quyết trình bày, nếu không triệu tập đủ những người làm chứng thì đề nghị hoãn phiên tòa.
Trước diễn biến này, luật sư Hà Trọng Đại – luật sư bào chữa cho các bị cáo tại phiên tòa nêu quan điểm, lời khai của những người như bị hại đề nghị triệu tập đều đã được Cơ quan điều tra thu thập.
“Nếu bị hại có yêu cầu, đề nghị Hội đồng xét xử công bố tài liệu của những người làm chứng đó, không yêu cầu bắt buộc phải triệu tập” – luật sư Đại nói.
Trình bày 3 lý do đề nghị hoãn phiên tòa, luật sư Trần Hồng Lĩnh cho rằng, cần triệu tập vợ Đường “Nhuệ” ra tòa “để làm rõ tư cách tham gia tố tụng với vai trò đồng phạm, chứ không phải là nhân chứng”.
“Dương không chứng kiến gì, Dương phải là đồng phạm, với vai trò giúp sức, hoặc chủ mưu cho vụ xâm phạm. Việc triệu tập Dương ra tòa rất cần thiết” – luật sư Lĩnh trình bày về lý do đầu tiên đề nghị hoãn phiên tòa.
Lý do thứ 2 được ông Lĩnh nêu là đề nghị bổ sung ông Phạm Xuân vào tham gia tố tụng, với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Theo ông Lĩnh, vì sau khi Cơ quan Công an bắt vợ chồng ông Lẫm, bà Quyết, có khám xét công ty, có biên bản giao lại Công ty Lâm Quyết như hiện trạng ban đầu cho Công an xã Vũ Chính.
“Giao lại hiện trạng ban đầu, hiện trạng thế nào, trách nhiệm thuộc Công an Vũ Chính hay thuộc anh Đường người xâm phạm Công ty, việc triệu tập đến để làm rõ việc liên quan đến tài sản là do anh Đường hay do Công an xã Vũ Chính. Ông này phải có mặt, việc có mặt của ông này là rất cần thiết” – luật sư Trần Hồng Lĩnh nêu quan điểm.
Đáng chú ý, ông Lĩnh còn đề nghị hoãn phiên tòa để bổ sung người tham gia tố tụng, triệu tập điều tra viên Nguyễn Trường Minh, Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân TP.Thái Bình Bùi Thị Thu Hiền với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Việc này theo vị luật sư bảo vệ cho các bị hại là để làm rõ việc giao lại Công ty Lâm Quyết cho Công an xã Vũ Chính; làm rõ hiện trạng ban đầu ấy như thế nào, việc mất tài sản ai chịu trách nhiệm.
Sau khi thảo luận, xét thấy yêu cầu của luật sư là không cần thiết, HĐXX TAND TP Thái Bình quyết định tiếp tục phiên tòa.
Theo cáo trạng của VKSND TP Thái Bình, vợ chồng ông Nguyễn Văn Lẫm và bà Phạm Thị Quyết có vay của vợ chồng Đường – Dương 1,7 tỉ đồng. Chiều 3/10/2017, Dương gọi điện thoại để lấy tiền nhưng ông Lẫm khất và nói không có mặt ở Thái Bình. Sau đó, Dương trao đổi với chồng là Nguyễn Xuân Đường về việc đến Công ty Lâm Quyết ở xã Vũ Chính, TP Thái Bình, xem tình hình thế nào.
Chiều hôm đó, Đường “Nhuệ” cùng con nuôi là Tiến “trắng” đến trụ sở công ty của ông Lẫm để đòi tiền.
Tại đây, Đường yêu cầu những người có mặt không được lấy tài sản của công ty ra ngoài mà phải chờ vợ chồng ông Lẫm về giải quyết. Sáng hôm sau, một số công nhân đến công ty thì gặp Tiến “trắng” cùng 2-3 người nữa nên họ quay về.
Hai người được ông Lẫm nhờ quản lý công ty đã bị Tiến cùng đàn em yêu cầu rời đi. Sau đó, Tiến sinh hoạt tại trụ sở Công ty Lâm Quyết đến ngày 19/10.
VKSND TP Thái Bình nhận định trong khoảng thời gian từ 3-10 đến 19-10, Đường đã chỉ đạo Tiến xâm nhập, ăn ngủ, sinh hoạt tại phòng khách của Công ty Lâm Quyết mà không được sự đồng ý của vợ chồng ông Lẫm cũng như người thân trong gia đình.
Do đó, VKSND khẳng định đủ căn cứ xác định Nguyễn Xuân Đường, Bùi Mạnh Tiến đã phạm tội xâm phạm chỗ ở của công dân và truy tố 2 bị can với mức án tối đa 1 năm tù.
Nguồn: datviet.trithuccuocsong.vn
Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.
Bước 2:Khi ứng dụng đã được tải về và cài đặt thành công, bạn hãy truy cập vào ứng dụng trên điện thoại.
Bước 3:Tiếp theo, màn hình giới thiệu sẽ hiện lên và hiển thị toàn bộ thông tin về các đơn vị chủ trì, vận hành và phát triển. Sau khi xem xong, bạn chọn Tiếp tục.
Bước 4: Tại mục thông tin, bạn hãy điền số điện thoại để đăng ký hoặc đăng nhập vào ứng dụng. Sau đó, bạn hãy đọc điều khoản sử dụng và chọn vào ô xác nhận khi đã đọc xong Tiếp tục.
Sau khi đã đăng nhập thành công vào ứng dụng, Bạn sẽ thấy các thông tin cơ bản của mình hiện lên như họ tên, giới tính, năm sinh, thông tin tiêm vaccine, xét nghiệm Covid-19. Nếu không thấy những dữ liệu này, bạn bấm vào nút đồng bộ trạng thái để cập nhật và hiển thị thông tin của mình.