Trong tình huống xấu nhất, dịch bệnh Covid-19 bùng phát giống như giai đoạn cao điểm vừa qua, ngành y tế TP.HCM cần huy động khoảng 16.000 – 19.000 giường điều trị để cứu chữa bệnh nhân.
Trong tình huống xấu nhất, dịch bệnh Covid-19 bùng phát giống như giai đoạn cao điểm vừa qua, ngành y tế TP.HCM cần huy động khoảng 16.000 – 19.000 giường điều trị để cứu chữa bệnh nhân.
Chiều 25.10, Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM tổ chức họp báo định kỳ thông tin về dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn. Cuộc họp báo diễn ra trong bối cảnh chính quyền thành phố vừa công bố cấp độ dịch trên địa bàn ở mức độ 2.
Bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết hiện số ca mắc mới của thành phố có giảm nhưng vẫn còn ở mức cao (73,5/100.000 dân/tuần; tương ứng mức 3 – nguy cơ cao).
Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Văn Vĩnh Châu đưa ra 4 kịch bản ứng phó khi số ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng gia tăng |
Dù vậy, nhờ tỷ lệ tiêm vắc xin Covid-19 của người trên 18 tuổi đã đạt 99% và tỷ lệ tiêm đủ liều của người trên 65 tuổi đã đạt 91,8% nên thành phố được xếp vào nhóm nguy cơ cấp độ 2.
Tuy nhiên, lãnh đạo Sở Y tế nhìn nhận công tác kiểm soát dịch bệnh của thành phố phải được xem xét và có kế hoạch ứng phó đối với cấp độ 3 (mức nguy cơ cao). Ngoài ra, một yêu cầu mới đặt ra là thành phố phải hoàn toàn tự lực trong công tác kiểm soát dịch bệnh khi mà hầu hết các đoàn chi viện đến từ các địa phương trên cả nước đã rút đi.
4 tình huống của ngành y tế
BS Châu cho biết Sở Y tế TP.HCM đã xây dựng 4 kịch bản ứng phó của hệ thống điều trị cho từng tình huống theo từng cấp độ nguy cơ trong giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 theo tinh thần của Nghị quyết 128 của Chính phủ.
Tình huống 1: Nếu tình hình dịch Covid-19 được kiểm soát tốt, số ca mắc mới tương ứng mức độ 1, các trường hợp F0 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ sẽ được điều trị tại nhà, do các trạm y tế phường, xã, thị trấn chăm sóc và quản lý. Các trường hợp cần nhập viện điều trị sẽ được tiếp nhận bởi Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 ba tầng – số 16, khoa Covid-19 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, Bệnh viện Từ Dũ để điều trị với quy mô 2.000 giường (trong đó có 1.040 giường ô xy và 360 giường ICU), 120 giường cho trẻ em và 60 giường cho phụ nữ mang thai.
TP.HCM phải tự lực ứng phó với dịch Covid-19 khi hầu hết lực lượng tăng cường đã rút về |
Tình huống 2 là dịch Covid-19 tại thành phố được kiểm soát, số ca mắc mới tương ứng mức độ dịch 2. Khi đó, F0 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ sẽ được điều trị tại nhà, do các trạm y tế phường, xã, thị trấn chăm sóc và quản lý. Các trường hợp F0 cần nhập viện điều trị sẽ được tiếp nhận bởi 2 bệnh viện dã chiến thành phố (số 13 và số 16), bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 quận, huyện; Khoa Covid-19 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, 2 bệnh viện chuyên khoa nhi (Nhi đồng Thành phố, Nhi đồng 2) và 2 bệnh viện chuyên khoa sản (Từ Dũ, Hùng Vương).
Khi đó, tổng số giường đạt 11.623 giường, trong đó có 3.815 giường oxy và 803 giường ICU; 180 giường cho trẻ em và 120 giường cho phụ nữ mang thai.
Tình huống 3 là dịch Covid-19 tại thành phố cơ bản được kiểm soát, số ca mắc mới tương ứng mức độ 3.
Đối với F0 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ sẽ được điều trị tại nhà, do các trạm y tế lưu động chăm sóc và quản lý. Mỗi trạm y tế lưu động quản lý 50-100 F0 nên cần thành lập thêm 135 trạm y tế lưu động.
Trong tình huống xấu nhất, TP.HCM cần huy động khoảng 16.000 – 19.000 giường điều trị Covid-19 |
Công tác thu dung điều trị tại bệnh viện do 3 bệnh viện dã chiến thành phố (số 13, số 14, số 16); bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 quận, huyện; 3 bệnh viện hồi sức Covid-19 (Chợ Rẫy, Quân y 175, Bệnh nhiệt đới); 3 bệnh viện chuyên khoa nhi (Nhi đồng Thành phố, Nhi đồng 2, Nhi đồng 1) và 2 bệnh viện chuyên khoa sản (Từ Dũ, Hùng Vương). Lúc này, tổng cộng đạt 11.623 giường, trong đó có 3.815 giường oxy và 803 giường ICU, 180 giường cho trẻ em và 120 giường cho phụ nữ mang thai.
Tình huống 4 là xấu nhất, xảy ra khi dịch Covid-19 tại thành phố bùng phát trở lại, số ca mắc mới tương ứng mức độ 4.
Đối với F0 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ sẽ được điều trị tại nhà, do các trạm y tế lưu động chăm sóc và quản lý. Căn cứ vào số F0 cách ly tại nhà mà các phường, xã, thị trấn thành lập thêm các tổ chăm sóc người nhiễm Covid-19 tại cộng đồng để hỗ trợ trạm y tế và trạm y tế lưu động chăm sóc và quản lý F0, mỗi tổ phụ trách 20-50 F0.
Đối với F0 có bệnh lý nền không ổn định sẽ chăm sóc tại bệnh viện dã chiến thành phố và quận, huyện. Ngoài các bệnh viện dã chiến thành phố và quận, huyện sẵn có; mỗi quận, huyện phải đảm bảo có một bệnh viện dã chiến 300-500 giường.
Đối với F0 nặng, nguy kịch sẽ được chăm sóc và điều trị tại 3 bệnh viện dã chiến của TP.HCM, khoa/đơn vị Covid-19 của các bệnh viện và 3 bệnh viện hồi sức Covid-19. Trong tình huống này, ước tính có khoảng 16.000 – 19.000 giường điều trị Covid-19, bao gồm 6.500 giường ô xy và 2.000 giường ICU cần được huy động.
Nguồn: thanhnien.vn
Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.
Bước 2:Khi ứng dụng đã được tải về và cài đặt thành công, bạn hãy truy cập vào ứng dụng trên điện thoại.
Bước 3:Tiếp theo, màn hình giới thiệu sẽ hiện lên và hiển thị toàn bộ thông tin về các đơn vị chủ trì, vận hành và phát triển. Sau khi xem xong, bạn chọn Tiếp tục.
Bước 4: Tại mục thông tin, bạn hãy điền số điện thoại để đăng ký hoặc đăng nhập vào ứng dụng. Sau đó, bạn hãy đọc điều khoản sử dụng và chọn vào ô xác nhận khi đã đọc xong Tiếp tục.
Sau khi đã đăng nhập thành công vào ứng dụng, Bạn sẽ thấy các thông tin cơ bản của mình hiện lên như họ tên, giới tính, năm sinh, thông tin tiêm vaccine, xét nghiệm Covid-19. Nếu không thấy những dữ liệu này, bạn bấm vào nút đồng bộ trạng thái để cập nhật và hiển thị thông tin của mình.