Saturday, September 7, 2024

Hội đồng Bảo an LHQ thảo luận về AU và về xử lý vấn đề hận thù, bạo lực trên mạng xã hội



Hội đồng Bảo an thảo luận mở Cấp cao trực tuyến về Hợp tác giữa Liên Hợp Quốc và Liên minh châu Phi (AU) với chủ đề “Tăng cường đoàn kết vì hòa bình và an ninh trong một môi trường xung đột đang thay đổi”, đồng thời họp về “Giải quyết và chống kích động hận thù, bạo lực trên mạng xã hội”.

 

Trong phiên thảo luận mở về Liên minh châu Phi ngày 28/10, các nước thành viên Hội đồng Bảo an đã thông qua tuyên bố chủ tịch kêu gọi Liên Hợp Quốc tăng cường quan hệ đối tác với Liên minh châu Phi.

Các nước thành viên Hội đồng Bảo an đã thông qua tuyên bố chủ tịch nhằm nhấn mạnh sự đóng góp của mối quan hệ hợp tác giữa Liên Hợp Quốc và Liên minh châu Phi trong việc giải quyết xung đột và các thách thức an ninh và hòa bình khác ở châu Phi.

Tuyên bố được trình bày bởi Kenya, Chủ tịch Hội đồng Bảo an trong tháng 10, đã khen ngợi tiến triển đạt được trong quan hệ đối tác giữa Liên Hợp Quốc và Liên minh châu Phi. Tuyên bố nhấn mạnh rằng mối quan hệ này cần được phát triển lên tầm chiến lược trên cơ sở các giá trị chung và cam kết mạnh mẽ đối với hợp tác quốc tế thích ứng với các thách thức an ninh phức tạp ở châu Phi.

Hội đồng Bảo an khen ngợi các nỗ lực của Liên minh châu Phi nhằm tăng cường năng lực của mình bao gồm thông qua việc thúc đẩy Cấu trúc an ninh và hòa bình châu Phi. Hội đồng Bảo an cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc củng cố hợp tác giữa Liên Hợp Quốc và Liên minh châu Phi trong cảnh báo sớm, ngoại giao phòng ngừa, trung gian hòa giải, gìn giữ hòa bình, xây dựng hòa bình, hỗ trợ bầu cử, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, luật nhân đạo quốc tế và pháp quyền.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng lãnh đạo một số nước bao gồm Tunisia, Nga, Trung Quốc, Mexico, Mỹ, và Anh đã tham gia phát biểu tại phiên thảo luận chung. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã nêu các thách thức lớn mà châu Phi phải đối mặt đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế cần chung tay hỗ trợ các nước châu Phi tiếp cận vaccine, kiểm soát dịch, phục hồi và phát triển bền vững. Chủ tịch nước cũng nêu rõ, Việt Nam mong sớm trở thành quan sát viên tại Liên minh châu Phi, đoàn kết cùng các nước châu Phi tăng cường tiếng nói và vai trò của các nước đang phát triển tại các cơ chế đa phương, nhất là Liên Hợp Quốc.

Hội đồng Bảo an thảo luận chủ đề “Giải quyết và chống kích động hận thù, bạo lực trên mạng xã hội”.

Cùng ngày 28/10, Kenya, Chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tháng 10/2021, đã tổ chức cuộc họp theo thể thức Arria về chủ đề “Giải quyết và chống kích động hận thù, bạo lực trên mạng xã hội”.

Tại cuộc họp, các nước chia sẻ quan ngại về việc các phương tiện truyền thông xã hội đang bị lạm dụng để kích động thù địch, bạo lực, đe dọa hòa bình và an ninh quốc gia và quốc tế. Để chống lại các thách thức này, các nước nhấn mạnh chính phủ phải có trách nhiệm chính, song các công ty công nghệ và truyền thông xã hội cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc ngăn ngừa, giảm thiểu tác động. Ngoài ra các nước cũng đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cường sự phối hợp giữa các nước và các tổ chức quốc tế, các công ty công nghệ trong lĩnh vực này

Phát biểu tại cuộc họp, Tham tán Công sứ, Phó Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc Nguyễn Phương Trà nhấn mạnh cần nâng cao nhận thức về tác động sự kích động hận thù đối với xã hội. Theo đó, cần phát triển các chương trình giáo dục truyền thông nhằm cung cấp cho người sử dụng các kỹ năng kiểm định nội dung và thông tin được đăng trên mạng.

Đại diện Việt Nam cũng cho rằng ngoài việc phải giải quyết các nguyên nhân gốc rễ như nghèo đói, bất bình đẳng và công bằng, đảm bảo quản trị minh bạch và pháp quyền minh bạch, các nước cần rà soát và xây dựng các khuôn khổ pháp lý và chính sách về chống sự kích động hận thù, tăng cường đoàn kết dân tộc thông qua đối thoại và hòa giải bao trùm.

Bên cạnh đó, các công ty công nghệ sở hữu nền tảng truyền thông xã hội và các cá nhân cũng phải có nghĩa vụ trong việc ngăn chặn và giảm thiểu các nguy cơ kích động hận thù trên mạng. Về vấn đề hợp tác quốc tế, Đại diện Việt Nam cho rằng Liên Hợp Quốc cần tăng cường quan hệ đối tác với tất cả các bên liên quan, trong đó có các chính phủ, các tổ chức khu vực và quốc tế, khu vực tư nhân và các bên liên quan khác trong lĩnh vực này.

Nhân dịp này, đại diện Việt Nam cho biết Việt Nam luôn coi con người là trung tâm của sự phát triển và nhất quán theo đuổi chính sách bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng lẫn nhau và tương trợ vì sự tiến bộ chung. Mọi hành vi phân biệt đối xử, kích động hận thù và bạo lực đều bị nghiêm cấm ở Việt Nam./.

 

 

 

Hãy cài đặt PC-Covid, 1 ứng dụng duy nhất sử dụng trong giai đoạn bình thường mới, thuận tiện hơn trong việc khai báo và di chuyển. Để cài đặt ứng dụng này trên điện thoại, cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.

Bước 2:Khi ứng dụng đã được tải về và cài đặt thành công, bạn hãy truy cập vào ứng dụng trên điện thoại.

Bước 3:Tiếp theo, màn hình giới thiệu sẽ hiện lên và hiển thị toàn bộ thông tin về các đơn vị chủ trì, vận hành và phát triển. Sau khi xem xong, bạn chọn Tiếp tục.
Bước 4: Tại mục thông tin, bạn hãy điền số điện thoại để đăng ký hoặc đăng nhập vào ứng dụng. Sau đó, bạn hãy đọc điều khoản sử dụng và chọn vào ô xác nhận khi đã đọc xong Tiếp tục.
Sau khi đã đăng nhập thành công vào ứng dụng, Bạn sẽ thấy các thông tin cơ bản của mình hiện lên như họ tên, giới tính, năm sinh, thông tin tiêm vaccine, xét nghiệm Covid-19. Nếu không thấy những dữ liệu này, bạn bấm vào nút đồng bộ trạng thái để cập nhật và hiển thị thông tin của mình.



PHIM ĐẶC SẮC
Tình thương của mẹ hổ
Truy Tìm Bằng Chứng 2
Tình yêu đến cùng gió biển
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -SCTV bùng nổ Quý 3/2024 với ưu đãi nhân đôi