Hơn 20 năm qua, cứ vào dịp hè, ông Danh Nghe (ngụ ấp Hòa Lễ, xã Thới Quản, H.Gò Quao, Kiên Giang) lại đứng ra dạy tiếng dân tộc cho hàng chục học sinh Khmer ở địa phương.
Hơn 20 năm qua, cứ vào dịp hè, ông Danh Nghe (ngụ ấp Hòa Lễ, xã Thới Quản, H.Gò Quao, Kiên Giang) lại đứng ra dạy tiếng dân tộc cho hàng chục học sinh Khmer ở địa phương.
Ông Danh Nghe bắt đầu giảng dạy chữ Khmer từ năm 1999. Việc vận động phụ huynh cho các em đến lớp nhờ vai trò tích cực của chùa Cỏ Khía cũ (ấp Hòa Lễ, xã Thới Quản, H.Gò Quao, Kiên Giang). Lúc đầu, việc dạy học gặp nhiều khó khăn do thiếu cơ sở vật chất và đường sá đi lại khó khăn.
Ông Danh Nghe tâm sự: “Sau khi kết thúc năm học đầu tiên, tôi phối hợp nhà chùa kiểm tra lại cơ sở vật chất, phòng học, bàn ghế, chuẩn bị sách vở, xem lại bài giảng để chuẩn bị dạy chữ Khmer cho các em đồng bào dân tộc trong ấp. Được dạy chữ viết, tiếng nói của dân tộc cho con em đồng bào mình, tôi rất vui. Tôi mong các em sau khi biết về văn hóa của đồng bào thì sẽ giữ gìn và phát triển hơn nữa, sau này lớn lên còn có thể sử dụng vào việc học tập, công tác đóng góp cho xã hội”.
Ông Danh Nghe dạy chữ Khmer cho trẻ em xã Thới Quản, thời điểm chưa bị ảnh hưởng dịch Covid-19 |
Lớp học đặt tại chùa Cỏ Khía cũ, với hơn 20 học sinh, từ lớp 1 đến lớp 5. Phòng học nhỏ, đơn sơ, bàn ghế, tập sách cũ nhưng chứa đựng những hàng chữ mới ngay hàng, tròn trịa. Theo ông Nghe, trước đây, vào mỗi dịp hè, có gần 50 em đến chùa học chữ Khmer. Sau này, nhiều trẻ theo cha mẹ đi làm ăn xa nên không còn theo học. Đặc biệt trong trong dịp hè này, nhiều trẻ bị kẹt lại ở Bình Dương, Đồng Nai do dịch bệnh Covid-19 không về học được.
Tuy chỉ là những lớp ngắn hạn trong thời điểm nghỉ hè hằng năm, nhưng lớp chữ Khmer luôn đặt chất lượng lên hàng đầu. Bởi ông Nghe cho rằng việc giảng dạy tiếng nói và chữ viết của dân tộc Khmer cho con em dân tộc mình là điều vô cùng quan trọng.
“Thời gian tới, lớp học sẽ tăng cường dạy tất cả các ngày, kể cả thứ bảy, chủ nhật và thêm thời gian học để kịp tiến độ bù vào khoảng thời gian lớp học tạm ngưng do dịch bệnh Covid-19. Tôi cố gắng vận động các em tới lớp, trực tiếp tiếp thu kiến thức, nắn nót từng chữ để các em hiểu được giá trị văn hóa dân tộc và thêm yêu tiếng mẹ đẻ của mình”, ông Nghe chia sẻ.
Bằng tâm huyết của mình, ông Nghe chăm chỉ, ra sức thực hiện công việc giảng dạy vào dịp hè mỗi năm với tất cả tình yêu dành cho ngôn ngữ dân tộc. Từ đó góp phần giữ gìn ngôn ngữ, văn hóa dân tộc, giúp học sinh yêu quý tiếng mẹ đẻ của mình.
Đã 3 dịp hè học chữ Khmer với thầy Nghe, em Thị Phú, học sinh lớp 4/3 Trường tiểu học Thới Quản 1, chia sẻ: “Thầy Nghe rất thương học trò. Thầy nhẹ nhàng, nhiệt tình, tận tâm, dạy dễ hiểu nên các bạn rất quý thầy và chú tâm học tập cho thật tốt. Trước đây, em thường xuyên nghe cha mẹ hay người dân trong xóm nói chuyện với nhau bằng tiếng Khmer, em hiểu nhưng không biết viết, giờ thì em có thể nói, đọc và viết được chữ của dân tộc mình. Em thấy rất vui và tự hào”.
Chùa Cỏ Khía cũ không chỉ là nơi học chữ Khmer mà còn là nơi vui chơi, tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc vào mỗi dịp hè. Nhìn thấy con em biết đọc, biết viết chữ mẹ đẻ, ông Nghe rất vui và hạnh phúc. Ông mong thời gian tới, học sinh của lớp có được tập, viết mới vào mỗi dịp học hè. Lớp học sẽ được hỗ trợ dụng cụ, thiết bị dạy học để học sinh dễ dàng tiếp thu trong quá trình học tập. Đặc biệt là có thêm nhiều sách dạy chữ Khmer để các em có thể mượn về nhà học nếu không được tập trung đến lớp.
Nguồn: thanhnien.vn
Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.
Bước 2:Khi ứng dụng đã được tải về và cài đặt thành công, bạn hãy truy cập vào ứng dụng trên điện thoại.
Bước 3:Tiếp theo, màn hình giới thiệu sẽ hiện lên và hiển thị toàn bộ thông tin về các đơn vị chủ trì, vận hành và phát triển. Sau khi xem xong, bạn chọn Tiếp tục.
Bước 4: Tại mục thông tin, bạn hãy điền số điện thoại để đăng ký hoặc đăng nhập vào ứng dụng. Sau đó, bạn hãy đọc điều khoản sử dụng và chọn vào ô xác nhận khi đã đọc xong Tiếp tục.
Sau khi đã đăng nhập thành công vào ứng dụng, Bạn sẽ thấy các thông tin cơ bản của mình hiện lên như họ tên, giới tính, năm sinh, thông tin tiêm vaccine, xét nghiệm Covid-19. Nếu không thấy những dữ liệu này, bạn bấm vào nút đồng bộ trạng thái để cập nhật và hiển thị thông tin của mình.