Một khảo sát được thực hiện trên 37.000 sinh viên cho thấy có nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần và áp lực khi học trực tuyến trong đại dịch Covid-19.
Một khảo sát được thực hiện trên 37.000 sinh viên cho thấy có nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần và áp lực khi học trực tuyến trong đại dịch Covid-19.
Sinh viên học trực tuyến kéo dài do ảnh hưởng của dịch Covid-19 |
ĐH Quốc gia TP.HCM vừa công bố kết quả nghiên cứu về sự tác động của Covid-19 đối với sức khỏe tâm thần của sinh viên ĐH này. Nghiên cứu được thực hiện dưới sự chỉ đạo của Ban giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, sự phối hợp của các trường thành viên và doanh nghiệp. Trong đó, nhiều số liệu cho thấy những kết quả bất ngờ về sức khỏe tâm thần sinh viên trong đại dịch Covid-19.
Khảo sát được tiến hành từ ngày 18-25.10 trên nền tảng trực tuyến với tất cả sinh viên đang theo học tại ĐH Quốc gia TP.HCM. Các nội dung chính được khảo sát liên quan đến việc giảng dạy và đánh giá sinh viên trực tuyến, tâm thần và sức khỏe của sinh viên trong giai đoạn Covid-19, Covid-19 và quan điểm của sinh viên về nghề nghiệp, Covid-19 và tài chính cá nhân- gia đình, ý kiến về các chính sách hỗ trợ người học…
65,1% sinh viên gặp áp lực học trực tuyến
Theo thông tin từ ĐH Quốc gia TP.HCM, có 37.150 sinh viên tham gia khảo sát (48% sinh viên nữ và trên 51% nam). Kết quả khảo sát cho thấy, trong các áp lực tâm lý mà sinh viên phải chịu thì áp lực học tập trực tuyến được ghi nhận cao nhất (65,1%). Các lý do khiến sinh viên có lo lắng này xuất phát trang thiết bị, căng thẳng liên quan đến đại dịch… Đặc biệt, người học lo lắng về sự an toàn khi phải sống trong môi trường, hoàn cảnh khó khăn hoặc nguy hiểm.
Ngoài ra, còn có áp lực tâm thần đáng kể khác lên sinh viên, như: sinh viên lo lắng khả năng đóng học phí (58,9%); có mâu thuẫn với gia đình trong vấn đề thấu hiểu (27,7%) hay làm việc quá sức (27,1%).
Khảo sát đã ghi nhận sự thiếu tập trung hoặc không có hứng thú trong học tập, sinh hoạt là vấn đề mà đa số các sinh viên mắc phải (chiếm 56,8%), bên cạnh mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều (chiếm 56,2%). Đáng chú ý, 48% sinh viên được khảo sát thừa nhận đã cảm thấy bản thân nhiều thiếu sót, tự ti và mơ hồ về mục đích sống của bản thân trong thời gian dịch bệnh.
Ngoài ra cũng xảy ra các vấn đề như mất nhận thức thoáng qua, có những hành vi vô thức, hay quên cũng như sự thay đổi tính tình trở nên cáu gắt, buồn rầu, lo lắng không rõ lý do, tương ứng là 36,5% và 35,7%. Vấn đề ngại tiếp xúc với người khác (kể cả người thân) cũng tồn tại trong 26,7% sinh viên được khảo sát bên cạnh các vấn đề về tiêu hóa, chiếm 26,3%. Từ số liệu thu được, cuộc khảo sát đã cho thấy rối loạn giấc ngủ và thiếu định hướng trong học tập và cuộc sống chính là vấn đề phổ biến ở một bộ phận sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM trong thời gian dịch bệnh bên cạnh những vấn đề về hành vi và sức khỏe khác.
Sự khác biệt về đặc điểm sức khỏe tâm thần ở nam và nữ sinh viên từ kết quả nghiên cứu |
48% sinh viên mơ hồ về mục đích sống
Phản hồi của trên 37.000 sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM cũng phác họa rõ nét những ảnh hưởng tiêu cực mà đại dịch Covid-19 tới đối với sức khỏe tâm thần của sinh viên.
Kết quả khảo sát cho thấy có tới trên 56% sinh viên bị rối loạn giấc ngủ. Tính tình thay đổi hay cáu gắt, buồn rầu, lo lắng không rõ lý do cũng tác động tới trên 35,7% sinh viên. Số người bị mất nhận thức thoáng qua, có những hành vi vô thức và hay quên (36,5%).
Có một tỷ lệ nhỏ nhưng đáng lưu tâm về sinh viên phản ánh bị ngược đãi, bạo lực, quấy rối bằng cơ thể hoặc ngôn ngữ (4,4%). Đáng ngạc nhiên là có tỷ lệ nhỉnh hơn các sinh viên nam so với sinh viên nữ bị ngược đãi cảm thấy bị phân biệt đối xử về các vấn đề liên quan đến giới tính.
Áp lực học trực tuyến xuất hiện nhiều từ năm đầu đến năm 3 và giảm dần ở những năm về sau. Trong khi vấn đề ngại tiếp xúc với người khác gia tăng đều theo năm học của sinh viên từ năm 1 tới năm 6.
Kết quả có đến 56,8% thiếu tập trung hoặc không có hứng thú trong học tập, thể hiện việc tổ chức giảng dạy trong giai đoạn Covid-19 còn nhiều hạn chế. Ngoài ra còn có nhiều sinh viên không hài lòng với chất lượng bài giảng trực tuyến.
Điều không tích cực ở sinh viên thể hiện qua tỷ lệ 48% ý kiến cho thấy sự tự ti, mất phương hướng hay mơ hồ về mục đích sống của bản thân. Có đến 19.443 sinh viên (chiếm 52,3%) lựa chọn “không làm việc vì không có nhu cầu” và có 4.681 (12,6%) sinh viên “chưa từng nghĩ đến tìm việc làm”.
Từ những kết quả trên, nhóm nghiên cứu ĐH Quốc gia TP.HCM cho rằng dịch bệnh Covid-19 đã và đang là mối lo ngại hàng đầu, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tâm thần thanh thiếu niên nói chung và sinh viên nói riêng. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho sinh viên cần được tăng cường thêm, đặc biệt nên hướng tới các vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến của sinh viên trong giai đoạn Covid-19.
Nguồn: thanhnien.vn
Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.
Bước 2:Khi ứng dụng đã được tải về và cài đặt thành công, bạn hãy truy cập vào ứng dụng trên điện thoại.
Bước 3:Tiếp theo, màn hình giới thiệu sẽ hiện lên và hiển thị toàn bộ thông tin về các đơn vị chủ trì, vận hành và phát triển. Sau khi xem xong, bạn chọn Tiếp tục.
Bước 4: Tại mục thông tin, bạn hãy điền số điện thoại để đăng ký hoặc đăng nhập vào ứng dụng. Sau đó, bạn hãy đọc điều khoản sử dụng và chọn vào ô xác nhận khi đã đọc xong Tiếp tục.
Sau khi đã đăng nhập thành công vào ứng dụng, Bạn sẽ thấy các thông tin cơ bản của mình hiện lên như họ tên, giới tính, năm sinh, thông tin tiêm vaccine, xét nghiệm Covid-19. Nếu không thấy những dữ liệu này, bạn bấm vào nút đồng bộ trạng thái để cập nhật và hiển thị thông tin của mình.